Bài học từ Gary

Bài học từ Gary.

 

“Bài học từ Gary” có thể ứng dụng qua nhiều khía cạnh với các bạn trẻ đang tìm việc làm hay các doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng trong cơn bão năm Thìn này. Căn bản của bài học là hai nguyên lý: (a) chăm chú đến giải pháp, không phải vấn đề và (b) nếu biết sáng tạo, chúng ta sẽ tìm giải pháp cho mọi vấn đề.

 

Tôi quen Gary Woodworth khi ông bước vào cửa hàng bán vật dụng thể thao của người em họ, Tuấn, ở Van Nuys, California. Qua Mỹ năm 1975, Tuấn đi làm bảo vệ được 4 năm, bị đuổi vì ngủ với cô quét dọn văn phòng. Anh chạy ngược xuôi, vay mượn bạn bè bà con, cùng với tiền tiết kiệm cá nhân, hơn 250 ngàn đô la để mở tiệm bán lẻ. Tôi cũng là một nạn nhân bất đắc dĩ.

Hai năm đầu, cửa hàng sống chật vật nhưng cũng có khách và theo ngạn ngữ của Mỹ, Tuấn “giữ được đầu mình khỏi mặt nước” (keep his head above water). Anh còn quay về sở cũ, tán một cô lao công Mễ khác, và cưới cô này đem về phụ trông coi tiệm. Nhưng ảnh hưởng của trận suy thoái 1981- 1983 bắt đầu lan rộng, và tiệm vật dụng thể thao của Tuấn suy sụp. Chi phí và tiêu xài cho gia đình ăn vào vốn và Tuấn mời tôi lên tiệm tư vấn cho anh về thủ tục phá sản. Tôi có thừa kỹ năng vì đang chuẩn bị “đắp chiếu” cho dự án bất động sản của mình bên Arizona.

Gary và giải pháp miễn phí

Gary tươi cười khi bước vào chào hỏi chúng tôi, đang ủ rủ như hai con mèo chết. Khoảng hơn 50 tuổi, áo quần bảnh bao, Gary giống như một thương nghị sĩ với mái tóc trắng và phong cách lịch lãm. Nghĩ Gary là một nhân viên bán hàng từ Nike hay Reebok gì đó, Tuấn bỏ đi uống cà phê, nhờ tôi tiếp dùm.

Gary nói hôm nay là ngày may mắn của ông. Tôi có giải pháp cho vấn đề của ông và ông không phải tốn 1 đồng xu nào. Tôi điện thoại cho Tuấn về ngay vì không một ông chủ doanh nghiệp nào lại có thể bỏ qua một đề nghị hào hứng đến vậy. Đề nghị của Gary rất đơn giản, “ Bổ nhiệm tôi làm quản lý cửa hàng này. Tôi không lãnh lương và cứ mỗi tháng, tính sổ và chia cho tôi 25% số tiền lời của cửa hàng. Tôi cũng được quyền mua lại 30% tổng số cổ phiếu của công ty với giá vốn (book value) trong 2 năm tới. Các ông đang lỗ, chắc chắn không mất gì trong phi vụ này”.

Tuấn đồng ý và Gary bắt đầu ứng dụng nghệ thuật sáng tạo về tiếp thị với các hoạt động hàng ngày. Gary đi tiếp xúc các câu lạc bộ thể thao trong vùng, từ các đội bóng chày nhỏ của trẻ em đến các sân golf, tennis, polo…của các người giàu. Ông còn lập ra chương trình trả hoa hồng cho các người “giới thiệu” và các khách hàng lớn. Ông cũng cất công đi liên tục tìm các nhà tài trợ cho các chương trình thể thao ông sáng lập. Sau 2 tháng, cửa hàng có lời và thu nhập của Gary gia tăng đều đặn. Một năm sau, ông mua lại 30% công ty và 3 năm sau, ông làm chủ 100%. Tuấn ôm được mớ tiền, đi xuống Mexico mở quán bar, tìm thêm vài cô vợ Mễ. Mọi người vui vẻ.

Sáng tạo vì hoàn cảnh

Sau này, những khi ngồi tâm sự riêng với nhau, Gary mới kể cho tôi thêm về nhiều mẩu chuyện khác của đời ông. Sinh ra trong một gia đình thật nghèo ở Arkansas vào thời sau Đại Suy Thoái của Mỹ, ông phải bỏ học từ lớp 7 để giúp cha mẹ nuôi 8 đứa em. Ông làm đủ mọi nghề và chưa bao giờ thất nghiệp một ngày nào, dù không có một học thức hay bằng cấp chính thống nào . Bí quyết của ông là tìm hiểu thật rõ về vấn đề người chủ doanh nghiệp đang đối diện và tìm một giải pháp thỏa đáng trước khi tiếp cận.

Gary nói,” Tôi thấy các bạn trẻ cũng như già đi tìm việc thật buồn cười. Doanh nghiệp đang thua lỗ, trên đường phá sản, muốn đuổi hết nhân viên chưa xong, mà họ lại mở miệng hãy cho tôi một việc làm, trả lương tôi hàng tuần và may ra, tôi có thể giúp. Thay vì giải pháp, họ đề nghị thêm một vần đề mới cho doanh nghiệp? Nhân viên cũ cũng không khá gì hơn. Họ áp lực mọi cách để hưởng thêm quyền lợi bất chấp sự suy sụp của công ty.”

Dĩ nhiên không phải lúc nào Gary cũng thành công với giải pháp đề nghị. Nhiều lần ông cũng mất trắng nhiều thì giờ không lương bổng, hay phạm những sai lầm gây khó thêm cho doanh nghiệp. Nhưng ông ta hãnh diện nói với tôi rằng trong suốt 40 năm bôn ba trong thương trường, ông đã tạo nên vài sự nghiệp đáng kể lên đến cả chục triệu đô la.

Khi cha mẹ mất sớm trong một tai nạn xe cộ, ông mới 19 tuổi. Không muốn sở An Sinh Xã Hội bắt các em đi giao cho các gia đình giàu có, ông làm giả hồ sơ thu nhập và giấy khai sinh của mình để anh em vẫn được đoàn tụ bên nhau (Bên Mỹ, các trẻ em dưới 18 tuổi không có cha mẹ và thu nhập thường được Sở An Sinh đem về chăm sóc để sau đó tìm một gia đình giàu có, ổn định nhận nuôi lại các em).

Ông kiêu hãnh vì đã dùng sức mình nuôi 8 đứa em đi học thành tài, cũng như 3 đứa con sau này. Khi ông qua California gặp chúng tôi, ông vừa mất vợ vì bệnh ung thư và gần 1 triệu đô khi tiền bệnh viện vượt quá số tiền bảo hiểm chi trả. Ông đã bỏ ra hai tuần để điều nghiên cửa hàng của chúng tôi và tìm giải pháp qua các chi tiết số liệu ông thu thập từ khách hàng và thư viện.

Cơ hội khắp nơi cho con người sáng tạo

Lần chót tôi gặp Gary cách đây 8 năm. Dùng phương pháp sáng tạo như đã đề nghị với chúng tôi, ông mua lại một công ty công cộng đang thua lỗ; cũng trong ngành phân phối dụng cụ và đồ thể thao. Ông gia tăng giá trị với những chiêu tiếp thị độc đáo và làm giàu cho mọi cổ đông, nhất là cá nhân ông. Ông nằng nặc mời tôi xuống chiếc du thuyền nhỏ của ông, chạy một vòng vịnh Los Angeles, và xin lỗi về sự khoe khoang này. Ông giải thích “tôi bận quá, mua xong thuyền, không có thì giờ khoe, lấy gì hưởng thụ?”

Sau đó vài năm, ông gởi tôi một Email, nói vừa mua lại một khu nghỉ dưỡng ở Belize cũng bằng phương pháp sáng tạo, không tiền mặt…và sống đời thoải mái trong hưu trí.

Nhu cầu của doanh nghiệp Việt

“Bài học từ Gary” có thể ứng dụng qua nhiều khía cạnh với các bạn trẻ đang tìm việc làm hay các doanh nghiệp đang gặp khủng hoảng trong cơn bão năm Thìn này. Căn bản của bài học là hai nguyên lý: (a) chăm chú đến giải pháp, không phải vấn đề và (b) nếu biết sáng tạo, chúng ta sẽ tìm giải pháp cho mọi vấn đề.

Tôi tin rằng bất cứ doanh nhân nào có ít nhiều thông minh và khôn khéo kiểu Gary có thể mua lại và sở hữu bất cứ một công ty nào đang gặp khó khăn trầm trọng nếu chúng ta biết thiết kế một giải pháp khả thi không tốn kém gì cho doanh nghiệp. Đó là tư duy và hành xử hợp thời nhất vào giai đoạn này cho các nhà quản lý cũng như các chủ doanh nghiệp. Với những đầu óc thâm sâu, đây là những cơ hội M&A thật tuyệt vời. Đừng mong chờ hay tin vào một gói kích cầu của chánh phủ hay các giải pháp từ quan chức hay chuyên gia trong tháp ngà.

Milan Kundera, văn hào của Czech, có thể hơi phấn khích khi ông tuyên bố là …”doanh nghiệp chỉ có 2 nhiệm vụ: tiếp thị và sáng tạo” (Business has only two functions – marketing and innovation); nhưng chắc Gary sẽ hoàn toàn đồng ý.

T/S Alan Phan

12/May/2012

Trí thức là người bán đồ cũ về tư tưởng

Tiến sĩ Nguyễn Quang A: “Tôi tự hào vì đã trải qua khá nhiều thất bại”

Đó đích thực là một câu nói rất… Nguyễn Quang A – cái tên khá quen thuộc trong giới doanh nhân, học giả và bạn đọc.

Họ biết đến ông không phải với tư cách là một kỹ sư, một doanh nhân, như đáng ra phải thế, mà là với tư cách một dịch giả, một nhà báo với những cuốn sách và bài viết khá ấn tượng. Thế giới phẳng, Bằng sức mạnh tư duy, Sự bí ẩn của tư bản, Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử, Xã hội mở và những kẻ thù của nó… Đó chỉ là một số trong gần 20 cuốn sách ông đã dịch. Có thể nói thuật ngữ “thế giới phẳng” chỉ xuất hiện một cách phổ biến ở nước ta hiện nay sau khi cuốn The World Is Flat của Thomas L. Freedman được ông chuyển ngữ và cho xuất bản năm 2005. Còn các bài viết của ông trên các báo, các trang mạng bao giờ cũng lôi cuốn bạn đọc ngay từ cách đặt vấn đề rất trúng đến những phản biện đầy thuyết phục để đi đến việc giải quyết vấn đề một cách rốt ráo nhất, hiệu quả nhất.

Sinh năm 1946 tại Bắc Ninh, năm 1965 ông được đi học tại Hungary ngành vô tuyến điện, rồi làm luận án phó tiến sĩ và tiến sĩ cũng ở Hungary. Đã từng làm giáo sư Trường Đại học Bách khoa Budapest – một trường có lịch sử hơn 200 năm; kinh qua các công việc ở Viện Kỹ thuật quân sự, Tổng cục Điện tử Việt Nam… vậy mà cuộc đời lại dẫn dắt ông sang một hướng khác: Đi làm “con buôn” – theo đúng nghĩa, ông nói vậy. Và cuộc trò chuyện giữa chúng tôi được bắt đầu từ chỗ ông thôi làm các công việc kỹ thuật – niềm đam mê bấy lâu của mình – để trở thành “con buôn”.

Năm 1987, sau khi làm luận án tiến sĩ khoa học, về nước tôi được phân vào làm ở Tổng cục Điện tử Việt Nam. Ở đó còn một ông tiến sĩ khoa học nữa, nội bộ cơ quan cũng có những bất ổn, bên nào cũng muốn kéo thêm người để “uýnh nhau”, thế là tôi lảng. Đúng lúc đó có một anh bạn đang làm ở Sài Gòn rủ tôi vào làm một dự án về phần mềm tin học. Công việc đó nay gọi là thuê ngoài (outsourcing).

 

Tiến sĩ Nguyễn Quang A. Tranh: Hoàng Tường

 

Thời năm 1989, thuật ngữ outsourcing chưa ra đời. Công việc cụ thể là hợp tác với một công ty ở bên Pháp để làm phần mềm thuê ngoài, do vậy có thể nói đó là công ty làm outsourcing đầu tiên ở Việt Nam, công ty có tên là Genpacific. Outsourcing tức là mình có người phát triển phần mềm, làm ra phần mềm ấy hay gia công phần mềm của người khác để cung cấp cho khách hàng của người thuê gia công, họ có khách hàng của họ (trong trường hợp này là khách hàng Pháp) – thực sự cũng chỉ là làm thuê thôi. Tôi thấy dự án cũng hay vì phù hợp với những kiến thức mình đã được học và quyết định bỏ Hà Nội vào Sài Gòn.

Hơn nữa, đây là một ý tưởng rất hay, đi trước thời đại (gọi là thế cũng được), vì ý tưởng làm outsourcing chỉ thực sự nở rộ sau năm 2000, khi có sự cố máy tính Y2K toàn cầu thì nhiều công ty Mỹ thuê các công ty Ấn Độ viết phần mềm khắc phục. Chúng tôi có khoảng 25 người lập trình rất giỏi, đại bộ phận là người trước kia làm ở Viện Kỹ thuật quân sự. Chúng tôi cũng “thuê” một người làm phần mềm của Banque Nationale de Paris về Việt Nam để tập huấn về những yêu cầu của khách hàng bên Pháp ra sao… Có thể nói 25 người này đều là những người rất giỏi và hiện đều là những người thành đạt. Thời gian đó, họ đã viết được những phần mềm phục vụ được những nhu cầu của khách hàng Pháp và châu Âu. Nhưng rất đáng tiếc, dự án đó thất bại hoàn toàn.

Tại sao, thưa ông?

Có thể nguyên nhân đầu tiên là chúng tôi hơi hão huyền vì không lường trước được những khó khăn mà mình sẽ gặp phải: Làm thế nào để cung cấp dịch vụ đó cho bên Pháp, bằng cách nào, bằng phương tiện gì? Làm sao đưa được phần mềm và người sang để cài đặt? Hồi đó chưa có internet, điện thoại quốc tế thì vẫn còn lạc hậu. Để gọi một cú điện thoại sang Paris chúng tôi phải nhờ cô nhân viên bưu điện nối điện thoại, đợi có khi cả tiếng đồng hồ thì mới nói được nhưng với một chất lượng rất kém và giá “cắt cổ”. Cũng có thể gửi người đi nhưng vô cùng tốn kém. Cũng có thể có cách khác là nhồi chương trình phần mềm vào băng từ rồi nhờ hàng không chuyển, nhưng cũng không thể làm theo cách này được, vì lúc đó mỗi tháng chỉ có hai chuyến Air France… Giá như chúng tôi phát hiện ra những khó khăn ấy sớm thì đã không làm cái việc ấy và chuyển sang làm việc khác từ lâu rồi…

Nhưng sau này, Genpacific vẫn “làm mưa làm gió” với thương hiệu máy tính Bull Micral đấy thôi…

Khi dự án phần mềm bị thất bại thì chúng tôi chuyển sang hướng làm phần cứng: Sản xuất máy vi tính. Chúng tôi làm một dây chuyền lắp ráp máy vi tính với đầy đủ quy trình, thiết bị nhập từ Pháp về tại nhà máy điện tử Bình Hòa, với công suất 4.000 máy tính/năm. Tất nhiên, lúc đó vẫn còn đang cấm vận, nên máy của chúng tôi làm ra được bán với giá rất đắt (khoảng 5.000-6.000 USD/chiếc) với cấu hình mà nói ra bây giờ thì “nực cười”, bộ nhớ ổ đĩa là 8MB, RAM giỏi lắm là khoảng 256KB, tốc độ 8MHz. Bây giờ một máy tính vớ vẩn thì các chỉ số ấy cũng phải cao gấp ngàn lần.

“Trong cái rủi có cái may” – Xem chừng, câu cách ngôn này đặc biệt đúng đối với Genpacific…

Đúng thế, Genpacific là công ty liên doanh, vốn chủ yếu là từ Pháp và cũng chỉ là dưới dạng vật tư, thiết bị chứ có đồng tiền mặt nào đâu. Việt Nam có một văn phòng ở 258B Lê Văn Sỹ góp vào làm vốn. Anh em đầu tiên tham gia vào Genpacific rất đói, chúng tôi phải đi lắp ráp thuê đồng hồ điện tử, trong đó có cả Gimiko. Nhưng khi có dây chuyền lắp ráp máy tính nói trên, chúng tôi sản xuất cũng kha khá. Việc bán được hàng lại cũng bắt đầu từ chỗ “không may” của chúng tôi: Có một triển lãm điện tử ở Mông Cổ mà Chính phủ Việt Nam hứa sẽ tham dự, nhưng chắc nghĩ là chẳng có mối lợi gì từ một nước còn lạc hậu như thế nên chẳng đơn vị nào muốn đi, và thế là họ cử chúng tôi đi. Từ đó, chúng tôi đã sang Liên Xô tìm cách bán hàng. Thời đó, bức tường Berlin chưa sụp đổ nên việc bán máy tính sang Nga rất “trúng”.

Và ông trở thành “con buôn” chuyên nghiệp nhờ thế?

Thực ra, mới đầu chúng tôi cũng chỉ là lấy công làm lãi trong một hợp đồng tay ba. Hợp đồng đầu tiên tôi ký với khách hàng Liên Xô trị giá 2,7 triệu USD, nhưng theo hình thức: mình giao máy cho Liên Xô, Liên Xô giao phân bón cho Pháp, Pháp lại giao linh kiện cho mình làm… Đại khái là tay ba như thế. Nhưng cuối cùng do đang đổi mới, Liên Xô không thể giao phân bón cho Pháp được. Nhưng hợp đồng thì đã ký nên cuối cùng phía họ phải tìm cách bù bằng một hợp đồng khác: Không phải hàng đổi hàng nữa mà là trả tiền mặt, mở LC đàng hoàng. Thế là từ một anh làm gia công, chúng tôi trở thành một người chủ bán hàng thực sự. Giá trị hợp đồng lúc đó không còn là 2,7 triệu USD nữa mà chỉ còn gần 2 triệu USD, nhưng được trả bằng tiền mặt.

Lúc đó Nga đang rất cần máy tính. Họ hỏi có lấy tiền rúp chuyển nhượng không? Chúng tôi chẳng biết đồng tiền ấy là gì vì không sờ mó được. Hóa ra, họ bán máy móc cho các công trường của Việt Nam ở Quảng Ninh, sông Đà, cầu Thăng Long… và Việt Nam trả lại bằng quần áo, giày dép, nông sản… gì gì đó, tất cả đều tính bằng đồng rúp chuyển nhượng ấy. Bây giờ họ muốn lấy bằng máy tính thì tuyệt quá rồi còn gì. Chúng tôi dùng đồng tiền rúp chuyển nhượng thu được từ việc bán máy tính, nhượng lại cho các ngân hàng để đổi lấy tiền mặt.

Đó có phải là quá trình dẫn dắt ông đến với một lĩnh vực mới: Ngân hàng?

Không. Năm 1993, tôi thôi ở Genpacific, mà nói thẳng ra là bị “đuổi” vì đã phạm một lỗi rất ấu trĩ. Hồi đó, Genpacific có rất nhiều tiền, nhưng về mặt nguyên tắc, không được dùng tiền đó để kinh doanh các lĩnh vực khác. Nhưng tôi đã ký hợp tác kinh doanh với một nhóm “đại gia” tự gọi nhau là G5 đang làm ăn với Liên Xô, cần vốn. Thực chất là cho vay tiền. Nhưng đến kỳ hạn, họ không thanh toán được, thế là tôi đối mặt với khả năng bị hội đồng quản trị “sờ” gáy. Sau khi được các đệ tử (cũng ở Liên Xô) chuyển tiền cho tôi hoàn trả công ty, tôi thoát khỏi việc bị “sờ gáy” và rời Genpacific ra Hà Nội làm. Lúc đó, cụ Hoàng Minh Thắng là Chủ tịch Liên minh Hội đồng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cụ cũng khởi xướng lập ra một ngân hàng gọi là Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam. Chúng tôi tham gia vào ngân hàng ấy như một sự tình cờ ngẫu nhiên.

Khi đó, ông có kiến thức đặc biệt gì về ngân hàng không?

Chẳng có kiến thức gì cả. Tất cả những người tham gia vào đó không ai có kiến thức gì về ngân hàng mà phần lớn là những người tạm cho là có thành công một ít ở những lĩnh vực khác và có thể nói là hơi hoắng. Lúc đó, chúng tôi nhờ ông Nguyễn Trọng Khánh, cũng đã từng làm ở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cũng là tiến sĩ kinh tế ở Hungary về, làm tổng giám đốc. Nhưng đáng tiếc là một thời gian ngắn sau anh bị bệnh và mất. Sau đó, chúng tôi cũng thuê một số người ở các ngân hàng quốc doanh sang làm.

Lúc đó, ngân hàng Việt Nam cũng mới chuyển từ hệ thống một cấp sang hai cấp, nghĩa là manh nha có những ngân hàng thương mại. Nhưng phải nói thật họ đều là quan chức nhà nước chứ không có ai là “banker” cả. Họ làm cho chúng tôi một thời gian ngắn rồi cũng chẳng mấy hiệu quả. Hội đồng quản trị can thiệp quá sâu, họ có quyền cho đối tượng nào vay, nhưng phần lớn các đối tượng vay lại là các công ty hoặc của thành viên hội đồng quản trị, hoặc của người thân của hội đồng quản trị, đó là cái lỗi ấu trĩ không thể tưởng tượng được. Tất cả những yếu tố đó đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản: Vốn của VP Bank chỉ có 70 tỉ, trong khi đó, nợ trong nước là khoảng 700 tỉ mà phần lớn là khó đòi; bảo lãnh LC ở nước ngoài là 50 triệu USD.

Lúc đó, tôi cũng là thành viên của hội đồng quản trị nhưng là thành viên chỉ tham dự họp một năm đôi lần. Rồi tôi phải nhận nhiệm vụ bất đắc dĩ là làm chủ tịch hội đồng quản trị một ngân hàng. Tất nhiên, trước đó và cả sau này tôi chưa bao giờ trực tiếp điều hành một ngân hàng nào cả và do đó phải đọc rất nhiều sách về ngân hàng. Sách của Hungary, của Anh… và cái quan trọng lúc ấy là mình phải kiếm người, thuê CEO. Chúng tôi tìm được anh Huỳnh Bửu Sơn, là người đã làm trong ngành ngân hàng từ trước 1975 ở Sài Gòn, được học bài bản về ngân hàng, có kinh nghiệm về ngân hàng thương mại, ra ngoài Hà Nội để làm tổng giám đốc. Anh Huỳnh Bửu Sơn đã có đóng góp đáng kể trong việc khôi phục lại VP Bank.

Bằng cách nào các ông thoát ra được?

Lúc đó tôi không bao giờ dám nói tôi là chủ tịch ngân hàng cả. Chủ nợ của chúng tôi lúc đó chủ yếu là các công ty Hàn Quốc, đơn kiện lên các cấp lãnh đạo ở ta như bươm bướm. Chúng tôi chỉ có kế hoãn binh là phải đàm phán với các chủ nợ, đồng thời lập dự án về việc giãn nợ trình lên Nhà nước và được sự đồng ý thì chúng tôi mới dần dần gỡ những khó khăn. Đến năm 2002 mới giải quyết xong cơ bản về nợ và quay trở lại với việc kinh doanh bình thường. Như vậy là cũng phải là mất năm, sáu năm. Qua năm sáu năm ấy, tôi học được rất, rất nhiều điều mà sách vở hay bất cứ một trường đại học nào đều không thể hướng dẫn đầy đủ cho mình được: Về tài chính, kinh tế, về những vấn đề ứng xử với các cơ quan nhà nước, với chủ nợ, với đủ mọi thứ… Và như thế, công việc cứ dần dần đẩy mình sang, bắt buộc mình phải quan tâm đến các vấn đề khác của cuộc sống như chính trị, xã hội.

Thật hư về câu chuyện ông đề nghị mua lại nợ của Chính phủ Việt Nam cho Chính phủ Liên Xô?

Đấy là chuyện chẳng liên quan gì đến ngân hàng cả. Thực tế, khi vẫn còn Liên Xô, tôi đã đưa ra một phương án mua lại nợ của Chính phủ Việt Nam (khoảng mười mấy tỉ rúp với giá 600 triệu USD), và Chính phủ chỉ phải trả chúng tôi 300 triệu USD sau khi Liên Xô đã ký giấy và trao cho chúng tôi là Việt Nam không còn nợ họ xu nào và chúng tôi đã là chủ nợ mới của Việt Nam, 300 triệu USD còn lại trả mỗi năm 30 triệu trong 10 năm. Phương án được trình bày trước nhiều quan chức cấp cao của các bộ ngành được tổ chức ở Bộ Ngoại thương, mọi người đều nghĩ đó là một phương án hay nhưng không có ai quyết cả. Sau đó một số năm, sau khi Liên Xô tan rã, việc trả nợ đã được Nga và Việt Nam giải quyết trả một phần bằng USD, hình như hơn một tỉ USD, một phần bằng hàng hóa. Lúc đó tôi rất tiếc, vì giá như tôi đưa ra một phương án “mềm” hơn thì đó đã có thể là một vụ làm ăn rất có lợi cho chúng tôi, đồng thời cũng làm uy tín của Việt Nam với Liên Xô và Nga thật khác so với khi vẫn là con nợ của họ.

Ông từng thú nhận là trong lĩnh vực kinh doanh của mình, ông cũng mắc những “tật” rất phổ biến do thiếu chuyên nghiệp: Hão huyền, “hoắng”, thậm chí là ấu trĩ do quá tự tin… Vậy, trong cuộc sống thì sao và nó có ảnh hưởng gì đến các mối quan hệ xung quanh?

Trong đời kinh doanh, tôi gặp vô vàn thất bại, nhưng tôi không hề ngại những thất bại đó; trái lại, nhìn lại, tôi thấy đã học được rất nhiều vì đã trải qua những thất bại như thế. Tất nhiên, sau mỗi lần thất bại là buồn, nhưng quan trọng là phải biết nhìn trước, nhìn sau và nhìn lại mình, hay nói cách khác là tự kiểm duyệt mình. Tôi cũng là người luôn may mắn vì sau mỗi lần thất bại thì lại tìm được chính trong sự thất bại ấy một hướng đi mới, đầy khám phá, thử thách và vượt qua được. Trong cuộc sống, đôi khi ta phải biết trân trọng sự “hão huyền” hay “hoắng” mà mình có, bởi ở một góc độ nào đó nó thể hiện sự lãng mạn của tư duy. Không có sự lãng mạn thì cuộc sống sẽ vô cùng tẻ nhạt…

Ông cũng nói rằng hiện ông là con người hoàn toàn tự do, kiên quyết bỏ hết công việc kinh doanh và chỉ làm những công việc mình thích… Vậy việc ông thích làm nhất hiện nay là gì?

Dịch sách. Dịch là để học và chia sẻ. Đó cũng là đam mê của tôi. Những cuốn sách tôi dịch khá kén bạn đọc nhưng tôi nghĩ nó sẽ có ảnh hưởng nhất định trong việc truyền tải kho tàng trí tuệ của nhân loại. Bản thân tôi cũng rất kén chọn khi dịch, có khi đọc đến hàng chục cuốn tôi mới chọn ra được một cuốn để dịch. Tất cả các sách tôi dịch đều có chung một chủ đề: Hệ phần mềm điều hành xã hội – làm thế nào để vận hành xã hội một cách hữu hiệu. Tôi gọi đó là tủ sách SOS2 (có nghĩa là hệ điều hành xã hội): chính sách, thể chế, những kinh nghiệm thất bại và thành công, các lý thuyết, những cách tổ chức sao cho xã hội vận hành suôn sẻ.

Cuốn sách ông đang dịch hiện nay?

Why Nations Fail (Vì sao các quốc gia thất bại) của Daron Acemoglu và James A. Robinson. Đây là một cuốn sách lý thuyết cao siêu nhưng được viết một cách dung dị, dễ hiểu, sáng sủa với những ví dụ lịch sử sinh động từ cách mạng đồ đá mới, cho đến sự sụp đổ của đế chế La Mã, các thành bang Hy Lạp; cho đến Trung Quốc, Nam – Bắc Triều Tiên hiện nay… Tôi hy vọng bản điện tử sẽ hoàn tất vào tháng 6 tới.

Một người được coi là trí thức, theo quan niệm của ông?

Tôi thích cách định nghĩa của Friedrich August von Hayek (nhà kinh tế học người Mỹ gốc Áo, đã sống và viết ở Anh rồi sang Mỹ, đoạt giải Nobel kinh tế năm 1974), về trí thức, đại ý: Trí thức là người bán đồ cũ về tư tưởng (của mình hoặc của người khác) cho những người khác. Và như thế, nhà giáo, nghệ sĩ, nhà báo, những người làm chính trị, làm chính sách, học giả, nông dân… đều có thể coi là trí thức, nếu người đó bán “đồ cũ” là tư tưởng (của mình hay của người khác). Người lao động trí óc nhưng không truyền bá tư tưởng không là trí thức theo cách hiểu của Hayek. Hiểu theo nghĩa rất rộng đó thì sẽ có những trí thức tồi tệ, vụ lợi bên cạnh những trí thức luôn lấy mục tiêu truyền bá kiến thức cho cộng đồng làm mục đích.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!

Theo Kim Anh/ DNSG cuối tuần

Mở tiệm tạp hóa: Loại hình kinh doanh phù hợp với mọi khả năng tài chính

Mở tiệm tạp hóa: Loại hình kinh doanh phù hợp với mọi khả năng tài chính
Trong thời kỳ khủng hoảng, để khởi nghiệp kinh doanh với điều kiện tài chính còn eo hẹp là rất khó khăn. Tuy nhiên, có một số loại kinh doanh lại không quá “kén” về tài chính, dù trong tay bạn có nhiều vốn hay chỉ có tầm trăm triệu đổ lại, bạn vẫn có thể bắt đầu kinh doanh với quy mô phù hợp. Mở tiệm tạp hóa là một trong những hướng đi như vậy.
Kinh doanh tiệm tạp hóa đòi hỏi chủ tiệm phải có khả năng quản lý sát sao
cũng như cung cách phục vụ khách hàng tốt

Lợi ích của kinh doanh tiệm tạp hóa

So với mô hình cửa hàng tiện lợi của các nước tiên tiến, các cửa hàng bán hàng tạp hóa ở Việt Nam có những đặc thù và lợi thế khác biệt dù mục đích phục vụ giống nhau. Với đặc điểm điều kiện kinh tế chưa cao (ngoại trừ ở các thành phố lớn), đa phần người dân vẫn có thói quen mua bán là tạt ngang vào tiệm tạp hóa ven đường hoặc gần nhà để mua các vật dụng thiết yếu chứ không mấy khi đi siêu thị, các kiốt tạp hóa có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với cửa hàng tiện lợi cao cấp.

Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một công đôi việc”, vừa kiếm kế sinh nhai vừa tiện trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình.

Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một công đôi việc”, vừa kiếm kế sinh nhai
vừa tiện trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình

Kinh doanh hàng tạp hóa tuy số lãi trên từng mặt hàng không nhiều, có khi chỉ vài trăm đồng lẻ nhưng “tích tiểu thành đại”, lợi nhuận từ cửa tiệm tạp hóa có thể giúp bạn trang trải các chi phí sinh hoạt hàng ngày. Với những tiệm quy mô lớn, đông khách, nhận làm đại lý cho các thương hiệu hàng hóa lớn thì số lãi còn gấp nhiều lần.

Đưa ra lời khuyên cho những người muốn kinh doanh loại hình này, nickname iloveu trên website az24.vn chia sẻ: “Kinh doanh mặt hàng này không bao giờ bị ế, nhất là vào mùa vụ như tết, trung thu thì kiếm bộn tiền. Hơn nữa, ngày nào cũng có người mua, ra vào tấp nập rất vui, không bị nản chí như một số nghề khác”.

Những thử thách khi khởi nghiệp

Tuy đây là một trong những hình thức kinh doanh có thể thu vốn nhanh, nhưng lại có một số khó khăn, thử thách nhất định.

Thứ nhất, do mặt hàng phong phú, phải nhập nhiều hàng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng nên chủ hàng luôn phải có sự sáng suốt trong quản lý hàng hóa, nhớ giá cả các mặt hàng, đề phòng kẻ gian, cách bài trí sao cho khách hàng dễ tìm, dễ lựa chọn hàng hóa… Tất cả đều đòi hỏi mỗi chủ tiệm phải có một cái đầu sáng suốt của nhà quản lý, một trí nhớ tốt và linh hoạt trong xử lý những yêu cầu về giá cả của khách hàng.

Một trong những khó khăn của kinh doanh hàng tạp hóa là luôn phải lưu tâm
đến chất lượng sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng

Thứ hai, đây là một trong những loại hình có tính cạnh tranh cao, thậm chí có nơi tiệm tạp hóa nằm san sát nhau. Khó khăn ấy đòi hỏi mỗi cá nhân khi kinh doanh cần đề ra một chiến lược rõ ràng, chú ý đến các phương pháp marketing, dịch vụ ưu đãi… Các cửa hàng ra sau tất nhiên sẽ có những thiệt thòi nhất định nhưng không hẳn đi sau là không có lợi. Có những nhà bán lẻ vẫn sống và phát triển mạnh dưới cái bóng của các nhà bán lẻ khổng lồ. Bạn có thể mua và tham khảo cuốn “Để cạnh tranh với những người khổng lồ”, trong đó có rất nhiều ví dụ về cửa hàng nhỏ phát triển mạnh tương đương với các cửa hàng lớn, thậm chí là phát triển khi nằm ngay cạnh các cửa hàng thuộc hạng “đại gia”.

Nếu không có chiến lược rõ ràng và lại không biết cách điều hành thì việc quản lý một cửa tiệm tạp hóa nhỏ cũng sẽ khiến bạn phải đau đầu, thậm chí điêu đứng vì lỗ. Chia sẻ trên webtretho.com, nickname xita_hn cho biết: “Hai vợ chồng em vừa mới mở cửa hàng tạp hóa được mấy tháng nhưng đã lỗ hơn nửa tỷ rồi. Tiền đầu tư thì nhiều nhưng lãi thì lắt nhắt 500, 1.000 đồng. Hồi đầu chưa bán em tưởng lãi ghê gớm lắm vì nhìn nhiều người bán đắt hàng là ham nhưng có bán rồi mới biết. Mình bán rẻ thì hầu như không có lãi, còn bán đắt thì chả ai mua, thà người ta vào siêu thị còn hơn”.

Vậy làm sao để tránh được những rủi ro trên. Dưới đây là một vài bước cơ bản để bạn có thể yên tâm đầu tư cho loại hình kinh doanh này.

Trước khi mở tiệm, bạn nên lưu ý các điểm sau:

1. Lựa chọn địa điểm:

Đối với những cá nhân có ý định mở cửa hàng tạp hóa với quy mô lớn, đây là một trong những yếu tố khá quan trọng. Thường thì tiệm tạp hóa phù hợp với tất cả các địa điểm bởi sản phẩm của loại hình này tương đối đa dạng, cần thiết và gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân. Nhưng khi xác định mở một cửa hàng tạp hóa lớn, bạn nên chọn địa điểm dân cư đông đúc, kinh tế phát triển. Tại những địa điểm như vậy, nhu cầu mua các mặt hàng chất lượng, có thương hiệu sẽ nhiều hơn, tương xứng với những sản phẩm chất lượng cao mà một cửa tiệm tạp hóa có quy mô cần phải có.

Đối với trường hợp mở tiệm tạp hóa nhỏ, lẻ tại gia, bạn không cần quá chú trọng nhiều đến yếu tố này.

2. Khảo sát về nhân khẩu học:

Trước khi mở tiệm, bạn cũng nên tiến hành khảo sát khu vực dân cư nơi bạn định mở tiệm: mật độ, đối tượng dân cư, thu nhập,… Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, bạn nên xác định đối tượng dân cư tại nơi bạn sinh sống chủ yếu là công nhân, trung lưu hay thượng lưu… để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Đây là điều tối quan trọng, bởi lẽ, nếu bạn nhập những mặt hàng không hợp thị hiếu, khách hàng không chuộng, thì bạn chỉ còn cách “ôm” và dùng dần. Các sản phẩm như: mì gói, bột ngọt, xà phòng, bột giặt, nước mắm, nước tương v.v… đều có nhãn hiệu ưa chuộng cho từng vùng, từng đối tượng khách hàng.

Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, bạn nên xác định đối tượng dân cư tại nơi bạn sinh sống
để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp

Ví dụ, nếu khu vực bạn mở tiệm tập trung đông công nhân, lao động phổ thông, học sinh, sinh viên thì bạn nên bán với giá rẻ và chịu khó cho nợ, đây là một trong những là ưu tiên hàng đầu. Bạn cũng cần lưu ý nghiên cứu so sánh giá cả của một số cửa hàng lân cận vì đôi khi hơn nhau vài ba trăm đồng người ta cũng bỏ quán bạn mà đi. Còn nếu đối tượng khách của bạn chủ yếu công nhân viên chức, dân văn phòng thì chất lượng, mẫu mã và cách trưng bày hàng hóa lại là yếu tố quyết định.

Để tránh được những rủi ro trong bước này, đầu tiên bạn hãy quan sát những cửa hàng gần mình nhất xem họ bán gì, giá bao nhiêu, so với giá buôn họ lãi như thế nào và tham khảo nhận xét của người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những mặt hàng còn thiếu, những điểm hạn chế là gì. Ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất như cây kim, sợi chỉ cũng phải đưa vào danh sách mặt hàng cần phục vụ.

Là ông chủ một cửa tiệm tạp hóa khi mới 21 tuổi, bạn Nguyễn Thắng, 122 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Khởi đầu kinh doanh hãy đặt mục đích bán được nhiều hàng, phục vụ được nhiều đối tượng hơn là lãi nhiều, miễn sao không lỗ và có lãi đủ tiêu dùng cho gia đình là được. Khi đã có khách quen thuộc, doanh số tăng đều, lãi nhỏ ban đầu sẽ tích lũy ngày một nhiều hơn”.

3. Tìm nguồn hàng: 

Bạn có thể lấy sỉ của những tiệm tạp hóa lớn khác. Nên tham khảo nhiều chỗ, chỗ nào rẻ hơn thì lấy ở đó, không nhất thiết phải lấy một chỗ. Với các bạn ở TP. Hồ Chí Minh, chợ đầu mối Kim Biên sẽ cung cấp cho các bạn rất nhiều mặt hàng. Đồng thời, bạn có thể liên hệ các nhà sản xuất để được cung cấp giá sỉ và nhận trực tiếp các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại cụ thể.

Dựa vào những yếu tố trên, bạn tiếp tục xây dựng một kế hoạch cụ thể gồm các phần:

1. Tài chính 

Đây là nguồn máu nuôi sống công việc kinh doanh của bạn. Bạn nên tính toán giá nhập hàng, chi phí vận chuyển, nếu bạn phải đi thuê cửa hàng, bạn cần cộng cả chi phí thuê hàng tháng để từ đó đưa ra giá bán phù hợp.

Mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ phục vụ cho một số dân cư trong khu vực thì mức độ hoành tráng của cửa hàng, các tiện ích phục vụ như máy lạnh,… không phải là điểm cần ưu tiên. Cái cần nhất chính là sự đa dạng về hàng hóa, giá bán hợp lý, lấy lãi nhỏ khi khách hàng mua với số lượng lớn, luôn đáp ứng những mặt hàng thiết yếu.

Anh Nguyễn Văn Định – chủ cửa hàng tạp hóa Tâm Định, Phai Vệ, Lạng Sơn chia sẻ: “Nếu bạn chịu khó thức khuya dậy sớm, chấp nhận tích tiểu thành đại, chi tiêu tiết kiệm và đặc biệt là hi sinh thời gian để quản lý nó thì bạn có thể kinh doanh loại hình này. Có ít vốn làm nhỏ thì chỉ mất tầm 500 triệu đổ lại, còn nhiều vốn thì bao nhiêu cũng được”.

2. Mặt hàng kinh doanh

Dựa vào bản điều tra nhân khẩu mà bạn đã tiến hành trước đó và nhà cung cấp, bạn có thể dễ dàng xác định các mặt hàng bạn sẽ tập trung kinh doanh. Đối với loại hình kinh doanh này mặt hàng phải phong phú, đa chủng loại, đặc biệt lưu ý đến các sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như: xà phòng, gia vị, bánh, kẹo, sữa tươi,…

Đối với các cửa hàng tạp hóa lớn thì cần nhiều các sản phẩm có thương hiệu uy tín, các sản phẩm chất lượng cao như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang… Khi nhập hàng, bạn nhớ chú trọng số lượng, sao cho đủ tiêu chuẩn để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp.

3. Hình thức bán 

Bạn có thể sử dụng hình thức ký gửi hay mua hàng dự trữ. Khi mua dạng ký gửi bạn sẽ nhận được hoa hồng, tại các siêu thị thường sử dụng hình thức này.

4. Quản lý cửa hàng 

Quản lý cửa hàng bao gồm các mảng: quản lý bán hàng, quản lý kho, quản lý tài chính. Bạn nên sử dụng phần mềm để quản lý chặt chẽ các mảng này. Đồng thời, bạn phải cẩn thận với kẻ gian. Đó là những kẻ giả danh tiếp thị để bán hàng giả, hàng kém chất lượng, những kẻ lừa đảo giả làm người mua hàng vào trộm cắp (những kẻ này thường vào hỏi mua, rồi đổi tới đổi lui, lợi dụng lộn xộn để trộm hàng).

Bạn nên tham khảo cách trưng bày sản phẩm của các cửa hàng tiện lợi trong và ngoài nước
để khách hàng khi lựa chọn sản phẩm không bị rối mắt

Bạn Nguyễn Thắng cho biết: “Mối lo ngại lớn nhất khi mở cửa hàng là quản lý các khoản thu chi, hàng tồn, hàng bán ra nhưng không biết lãi bao nhiêu. Vì thế, nếu muốn quản lý tốt, bạn nên dùng phần mềm quản lý bán hàng. Tuy nhiên, đầu tư cho nó cũng kha khá. Ngoài mua phần mềm hết tầm 5 triệu, bạn còn phải đầu tư thêm máy tính, máy đọc mã vạch 1,7 triệu, máy in 2,2 triệu, máy in tem tầm 6,5 triệu; ngót nghét cũng gần 20 triệu, nhưng đổi lại nó giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn đề mà không phải đau đầu”.

Cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà cần phải có bản vẽ thiết kế để đảm bảo chi phí trong tầm kiểm soát, tránh rủi ro và đảm bảo tính bền vững, khi bắt tay vào kinh doanh cũng vậy, bạn nên chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch. Với ngành bán lẻ, các bạn cần phải có kế hoạch từ 2 năm trở lên vì đặc thù ngành này cạnh tranh cao và yêu cầu thời gian để xây dựng uy tín.

5. Phương pháp marketing, thu hút khách hàng 

Bạn cần đặt câu hỏi: “Nếu có một điều duy nhất mà khách hàng cần nhớ về bạn thì đó là gì?” Trong marketing có một thuật ngữ là “Định vị” (Positioning). Định vị đúng sẽ tạo sự khác biệt và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Ví dụ: khi nói đến chuỗi siêu thị Walmart, người ta nghĩ ngay đến “Giá rẻ”; nói đến chuỗi cửa hàng 7-Eleven, người ta nghĩ ngay “cửa hàng cạnh nhà” và bán “24 giờ”… Vì vậy, bạn cần xác định rõ yếu tố định vị của mình. Khi nói đến cửa hàng của bạn, khách hàng sẽ nghĩ điều gì: “giá rẻ nhất”, “dịch vụ tốt nhất” hay “khuyến mãi nhiều nhất”…?

Chia sẻ về phương pháp “hút khách”, anh Nguyễn Văn Định cho biết: “Cách giao tiếp với khách hàng cũng hết sức quan trọng vì mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ trong một khu dân cư sẽ chỉ sống được bằng lượng khách nhất định ở cộng đồng dân cư đó. Nó khác với những cửa hàng phục vụ khách qua đường, lượng khách không gói gọn trong một khu vực nhỏ. Vì thế, khi giao tiếp, phục vụ khách hàng, chủ tiệm hoặc người bán phải hết sức khéo léo, gần gũi để tạo mối liên hệ tốt”.

Một lưu ý nhỏ nữa là cách đặt tên cho cửa hàng. Bạn phải đặt tên cửa hàng sao cho thật dễ gọi, dễ nhớ, tạo được thiện cảm với khách. Thông thường, các tiệm tạp hóa nhỏ thường lấy theo tên chủ tiệm hoặc một đặc điểm dễ nhớ của quán. Thậm chí có cửa hàng chẳng có tên trên biển hiệu nhưng vẫn được khách hàng nhớ tới bằng những cái tên thân thương như quán bà Bảy, quán ông Ba, quán Cây mít,…

6. Trưng bày

Đối với loại hình kinh doanh này, bạn nên bố trí hàng hóa một cách khoa học, thuận tiện trong việc tìm kiếm và lấy hàng. Bạn phải làm kệ để trưng bày sản phẩm. Bạn có thể mua sắt về thuê thợ gia công hoặc đóng kệ gỗ, tận dụng các loại bàn ghế cũ để trưng bày hàng hóa.

Trong dịp tết sắp tới, bạn nên trang trí những giỏ quà tết thật đẹp mắt để thu hút khách hàng

Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi mở tiệm tạp hóa. Trưng bày hiệu quả cũng là cách giúp bạn tăng doanh số. Đó cũng là lý do tại sao các siêu thị và cửa hàng tiện lợi hiện đại luôn được trưng bày rất bắt mắt, hấp dẫn. Ví dụ: ngay mặt tiền cần trưng bày những sản phẩm đang bán chạy, đang khuyến mãi hấp dẫn hoặc những mặt hàng mà người ta thường mua cùng nhau có thể đặt cạnh nhau…

Trên đây là một vài gợi ý cơ bản giúp bạn có những bước đi vững chắc hơn khi có ý định kinh doanh cửa hàng tạp hóa. Hy vọng với những gợi ý trên, mỗi cá nhân sẽ tiếp tục củng cố và phát triển thành công ý tưởng kinh doanh này.

Japanese Candlesticks Cheat Sheet

Did you click here first? If you did, stop reading right now and go through the entire Japanese Candlesticks Lesson first!

If you’re REALLY done with those, here’s quick one page reference cheat sheet for single, dual, and triple candlestick formations to easily identify what kind of pattern you are looking at whenever you are trading.

Go ahead and bookmark this page… No need to be shy!

Number of Bars Name Bullish or Bearish? What It Looks Like?
Single Spinning Top Neutral Spinning Tops
Doji Neutral Different Types of Dojis
White Marubozu Bullish White Marubozu
Black Marubozu Bearish Black Marubozu
Hammer Bullish Hammer
Hanging Man Bearish Hanging Man
Inverted Hammer Bullish Inverted Hammer
Shooting Star Bearish Shooting Star
Number of Bars Name Bullish or Bearish? What it Looks Like?
Double Bullish Engulfing Bullish Bullish Engulfing
Bearish Engulfing Bearish Bearish Engulfing
Tweezer Tops Bearish Tweezer Tops
Tweezer Bottoms Bullish Tweezer Bottoms
Triple Morning Star Bullish Morning Star
Evening Star Bearish Evening Star
Three White Soldiers Bullish Three White Soldiers
Three Black Crows Bearish Three Black Crows
Three Inside Up Bullish Three Inside Up
Three Inside Down Bearish Three Inside Down

Read more: http://www.babypips.com/school/japanese-candlesticks-cheat-sheet.html#ixzz1qaPuBUj7

How to Trade Chart Patterns

How to Trade Chart Patterns | Important Chart Patterns | Learn Forex Trading.

How to Trade Chart Patterns

That’s a whole lot of chart patterns we just taught you right there. We’re pretty tired so it’s time for us to take off and leave it to you from here…

Just playin’! We ain’t leaving you till you’re ready!

In this section, we’ll discuss a bit more how to use these chart patterns to your advantage.

It’s not enough to just know how the tools work, we’ve got to learn how to use them. And with all these new weapons in your arsenal, we’d better get those profits fired up!

Let’s summarize the chart patterns we just learned and categorize them according to the signals they give.

Reversal

Reversal patterns are those chart formations that signal that the ongoing trend is about to change course.

If a reversal chart pattern forms during an uptrend, it hints that the trend will reverse and that the price will head down soon. Conversely, if a reversal chart pattern is seen during a downtrend, it suggests that the price will move up later on.

In this lesson, we covered six chart patterns that give reversal signals. Can you name all six of them?

  1. Double Top
  2. Double Bottom
  3. Head and Shoulders
  4. Inverse Head and Shoulders
  5. Rising Wedge
  6. Falling Wedge

If you got all six right, brownie points for you!

Double topHead and shouldersRising wedge
Double bottomInverse head and shouldersFalling wedge

To trade these chart patterns, simply place an order beyond the neckline and in the direction of the new trend. Then go for a target that’s almost the same as the height of the formation.

For instance, if you see a double bottom, place a long order at the top of the formation’s neckline and go for a target that’s just as high as the distance from the bottoms to the neckline.

In the interest of proper risk management, don’t forget to place your stops! A reasonable stop loss can be set around the middle of the chart formation.

For example, you can measure the distance of the double bottoms from the neckline, divide that by two, and use that as the size of your stop.

Continuation

Continuation patterns are those chart formations that signal that the ongoing trend will resume.

Usually, these are also known as consolidation patterns because they show how buyers or sellers take a quick break before moving further in the same direction as the prior trend.

We’ve covered several continuation patterns, namely the wedges, rectangles, and pennants. Note that wedges can be considered either reversal or continuation patterns depending on the trend on which they form.

Falling wedgeBullish rectangleBullish pennant
Rising wedgeBearish rectangleBearish pennant

To trade these patterns, simply place an order above or below the formation (following the direction of the ongoing trend, of course). Then go for a target that’s at least the size of the chart pattern for wedges and rectangles.

For pennants, you can aim higher and target the height of the pennant’s mast.

For continuation patterns, stops are usually placed above or below the actual chart formation.

For example, when trading a bearish rectangle, place your stop a few pips above the top or resistance of the rectangle.

Bilateral

Bilateral chart patterns are a bit more tricky because these signal that the price can move either way.

Huh, what kind of a signal is that?!

This is where triangle formations fall in. Remember when we discussed that the price could break either to the topside or downside with triangles?

Ascending triangleDescending triangleSymmetrical triangle


To play these patterns, you should consider both scenarios (upside or downside breakout) and place one order on top of the formation and another at the bottom of the formation.

If one order gets triggered, you can cancel the other one. Either way, you’d be part of the action.

Double the possibilities, double the fun!

The only problem is that you could catch a false break if you set your entry orders too close to the top or bottom of the formation.

So be careful and don’t forget to place your stops too!



Forex Flags And Pennants Chart Pattern

Pennants and Flags are short-term continuation patterns and are among the most reliable of all continuation patterns, they are formed when there is a sharp price movement followed by a consolidation phase (sideways action), thereafter the previous up or down trend is expected to resume.

Flags and Pennants are marked by two trend lines. At its top, there is a line of resistance where traders are willing to sell the currency pair.

At it’s bottom, there is a line of support where traders are willing to buy the currency pair.

What do Flags and Pennants Formations look like?

What’s the main difference between Flags and Pennants?

A Flag consists of 2 parallel trendlines (support and resistance) that slope against the previous trend. The Pennant consists of two converging trendlines that begins wide and converges and is a very short term Symmetrical Triangle.

How to trade these patterns?

Always trade Flag and Pennants in the direction of the previous (main)trend:

(1) If the previous trend was up, wait for a break out to the upside and go long when the currency pair rises above the upper resistance trendline.

Place your stop a few pips below the lower support trendline.

(2) If the previous trend was down, wait for a break out to the downside and go short when the currency pair falls below the lower support trendline.

Place your stop a few pips above the upper resistance trendline.

Chart examples

Bullish Pennant and Bullish Flags

via Forex Flags And Pennants Chart Pattern.

Lập kế hoạch giao dịch và giao dịch theo kế hoạch (Plan Your Trade and Trade Your Plan)

Lập kế hoạch giao dịch và giao dịch theo kế hoạch (Plan Your Trade and Trade Your Plan)

Hiện giờ bạn đã học được khá nhiều kiến thức rồi, và bạn vẫn chưa tốt nghiệp được trung học. Không, không phải bạn “NGỐC”, mà là bạn không có một kế hoạch giao dịch (trading plan). Theo quan điểm của tôi, bạn có thể trang bị cho mình rất nhiều kiến thức nhưng bạn không có kế hoạch giao dịch và không tuân thủ theo kế hoạch của mình thì bạn sẽ KHÔNG BAO GIỜ thu được lợi nhuận. 

Hãy xem như kế hoạch giao dịch của bạn là bản đồ dẫn bạn đến thành công. Nó sẽ nhắc bạn cách làm thế nào để kiếm tiền trong thị trường ngoại hối. Bạn có thể giao dịch mà không cần kế hoạch nếu bạn muốn, nhưng trước khi bạn quyết định hãy để tôi cho bạn một số lý do TẠI SAO bạn nên có một kế hoạch.

Tại sao phải có một kế hoạch giao dịch?

Lý do 1 : kế hoạch giúp bạn đúng hướng

Sự kiên định rất quan trọng trong thủ tục giao dịch của bạn bởi vì nó cho phép bạn đánh giá trung thực mức độ thành công của bạn như một trader.Nếu bạn có một hệ thống giao dịch (trading system) hoàn chỉnh nhưng bạn luôn vi phạm nguyên tắc giao dịch của bạn, vậy thì bạn làm sao biết được system của bạn hoạt động tốt đến mức độ nào? Chính kế hoạch giao dịch sẽ giúp bạn kiên định với mục tiêu của mình. Hãy đọc nó mỗi ngày và tuân thủ theo nó.

Lý do 2 : đây là kinh doanh và để kinh doanh thành công phải LUÔN LUÔN có kế hoạch

Tôi chưa bao giờ thấy một vụ kinh doanh thành công nào bắt đầu mà chẳng cần đến kế hoạch. Bạn có nghĩ là Walmart đã được tạo dựng từ một ý tưởng bất chợt và sau đó đã thành công một cách kỳ diệu? Hay là McDonalds? Tôi chắc rằng hầu như bất kỳ ai cũng có thể làm một cái bánh hamburger ngon hơn McDonalds, những sự khác biệt ở đây là họ có một kế hoạch kinh doanh thành công đã giúp họ đạt đến thành công như ngày nay.

Bạn có thể liên hệ chuyện của McDonalds với công việc trader của bạn. Dù bằng may mắn hay kinh nghiệm, mọi người có thể kiếm tiền trong forex. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa một trader thành công và một trader thất bại chính là KẾ HOẠCH. Nếu bạn có một kế hoạch tốt và bạn tuân thủ theo đúng kế hoạch thì bạn sẽ thành công!

Bây giờ bạn đã hiểu tại sao bạn nên có một kế hoạch giao dịch. Hãy tìm hiểu tiếp những gì tạo nên một kế hoạch giao dịch

Kế hoạch giao dịch của bạn cần có những gì?

Kế hoạch giao dịch có thể đơn giản hoặc phức tạp tùy ý muốn của bạn, nhưng điều quan trọng nhất là bạn thực sự có một kế hoạch và bạn tuân thủ theo kế hoạch của mình. Dưới đây là một số điều cần thiết trong mỗi kế hoạch giao dịch.

1 . Một hệ thống giao dịch (trading system) :

Đây chính là trái tim của kế hoạch giao dịch. System sử dụng phải được kiểm tra kỹ lưỡng với dữ liệu quá khứ (backtest) và được sử dụng giao dịch trên demo account ít nhất 02 tháng.

Kế hoạch giao dịch bao gồm tất cả thông tin cần thiết của hệ thống như : các khung thời gian sử dụng, điều kiện mở và đóng giao dịch, mức độ mạo hiểm chấp nhận (risk) cho mỗi giao dịch, cặp tiền giao dịch và bạn sẽ giao dịch bao nhiêu “lot”. 

Ví dụ : Tôi là một “intra-day trader” và tôi giao dịch dựa trên đồ thị 10 phút. Tôi mở giao dịch khi đường trung bình cắt nhau và tất cả các indicator tôi sử dụng đều thể hiện cùng xu hướng. Tôi chỉ trade cặp EUR/USD và mức độ mạo hiểm của tôi không quá 2% tài khoản cho mỗi giao dịch. Hiện giờ tôi giao dịch “5 mini lot” và tôi sẽ tăng “lot size” của tôi theo nguyên tắc quản lý tiền 2% của tôi.

2 . Thủ tục giao dịch của bạn :

Đây là một phần cốt lõi trong kế hoạch của bạn bởi vì nó sẽ xác định 03 yếu tố rất quan trọng : khi nào bạn sẽ phân tích thị trường và lập kế hoạch cho các giao dịch của bạn, khi nào bạn sẽ thực sự theo dõi thị trường để thực hiện các giao dịch, và khi nào bạn sẽ đánh giá các giao dịch trọng ngày của bạn.

3 . Suy nghĩ của bạn :

Hỏi bất kỳ một trader nào họ cũng sẽ bảo với bạn điều khó nhất khi thực hiện giao dịch là bỏ cảm xúc của bạn ra khỏi giao dịch. Phần này trong kế hoạch giao dịch của bạn sẽ mô tả phạm vi suy nghĩ của bạn khi thực hiện giao dịch.

Ví dụ : 

  • Tôi sẽ nhìn vào những gì đồ thị thể hiện chứ không phải những gì tôi muốn thấy
  • Không có gì làm ảnh hưởng đến tôi trong việc xác định xu hướng, tôi sẽ đảm bảo rằng chỉ giao dịch dựa trên những gì mắt tôi nhìn thấy chứ không phải cảm giác mách bảo tôi 
  • Tôi sẽ không cố gắng “gỡ gạc” nếu tôi thất bại trong một giao dịch
  • Tôi sẽ không tự đánh mình khi thực hiện một giao dịch thất bại. Thay vào đó tôi sẽ rút kinh nghiệm từ đó và tiến lên.

4 . Các khuyết điểm của bạn :

Tất cả chúng ta đều có những khuyết điểm. Chúng ta chỉ không thích nói về khuyết điểm của mình. Nhưng hãy tự hỏi bạn điều này : “Bạn làm sao tiến bộ hơn nếu bạn không chấp nhận bạn cần phải tiếp tục làm gì?”. Phần này sẽ là cách khách quan để giúp bạn theo dõi những gì bạn cần phải tiếp tục làm để trở thành một trader giỏi hơn. 

Ví dụ :

  • Tôi là một người hay cay cú. Bất cứ khi nào tôi thất bại trong một giao dịch, tôi sẽ bị rối loạn và ngay lập tức cố gắng “gỡ gạc”
  • Tôi có xu hướng đóng các giao dịch sớm
  • Tôi không luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc của system
  • Tôi không luôn luôn tuân thủ các nguyên tắc quản lý tiền

5 . Mục tiêu của bạn :

“Kiếm thật nhiều tiền” không phải là một mục tiêu tốt. Hãy ngồi xuống và suy nghĩ thật sự về những gì bạn muốn đạt đến như là một trader. Bạn có muốn sống bằng nghề trader không? Bạn thực sự mong đợi có thể kiếm được bao nhiêu từ việc giao dịch dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của bạn? Mục tiêu của bạn có thể là kiếm tiền, cũng có thể bạn muốn tập tính kỷ luật hơn hay tự tin hơn. Đây là những mục tiêu cá nhân. Hãy sử dụng những mục tiêu này như một động lực giúp bạn vượt qua những thời điểm gay go. Những mục tiêu này sẽ là ảo ảnh của bạn, và bạn phải luôn luôn chú tâm xem xét giá cả!

6. Lập nhật ký ghi chép giao dịch của bạn :

Đây sẽ là một công cụ hữu ích để giúp bạn trở thành một trader giỏi. Hãy đảm bảo rằng bạn ghi lại tất cả các giao dịch của bạn và tại sao bạn thực hiện các giao dịch đó. Nhờ những ghi chép này bạn có thể xem lại để đánh giá các giao dịch của bạn và thấy được mức độ tiến bộ của bạn. Tôi đã xem lại nhật ký giao dịch của mình và nhận thấy rằng tôi đã tiến bộ nhiều và đã trở thành một trader. Tôi đã rất tự tin với nghề trader, tôi thực sự có thể tự đánh giá mình và thấy rằng tôi gần đạt đến mục đích của mình. Công cụ này sẽ giúp bạn rất nhiều trên con đường trở thành trader, vì vậy hãy dành vài phút mỗi ngày để ghi lại các giao dịch của bạn. Bạn sẽ hạnh phúc với những gì bạn đã làm!

Tóm lại :

Kế hoạch giao dịch sẽ là “kinh thánh” của bạn trong giao dịch. Hãy đọc nó mỗi ngày và tuân thủ theo nó. Bạn có thể có tất cả các công cụ giao dịch trên thế giới, nhưng nếu bạn không có một kế hoạch để bạn sử dụng thì bạn sẽ không bao giờ thành công. Hãy nhớ rằng, bạn đang bắt đầu kinh doanh và nếu bạn muốn kinh doanh thành công thì bạn cần có một KẾ HOẠCH!

Biên dịch: Pinkrose

forvntraders.com


System đơn giản #4 (1-2-3 Swings) – Viet Trader

Hệ thống này dựa trên nguyên tắc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự và giao dịch khi mức kháng cự hoặc hỗ trợ bị phá vỡ.

Hệ thống giao dịch này chỉ cần đồ thị và không giới hạn cặp tiền, khung thời gian.

Nguyên tắc mở giao dịch :khi giá vượt qua “đường trục” (đường nét đứt ở hình bên dưới) được kẻ bằng cách sử dụng đỉnh/đáy trước đó và đóng bên trên (đối với xu hướng lên) hoặc bên dưới (đối với xu hướng xuống) thì tiến hành mở giao dịch BUY/SELL

Nguyên tắc đóng giao dịch : không đặt. Tuy nhiên, để xác định điểm đóng giao dịch bạn có thể sử dụng Fibonacci hoặc có thể đo khoảng cách giữa điểm 2 và điểm 3.

Bổ sung : bạn có thể thêm công cụ MACD (12,26,9). Hãy xem nguyên tắc mở một giao dịch SELL :

Khi đường MACD cắt nhau hướng xuống, bạn sẽ chờ dạng 1-2-3 hình thành. Khi giá bắt đầu “tấn công” đường trục thì bạn hãy kiểm tra xem MACD vẫn còn trong xu hướng SELL hay không (02 đường MACD hướng xuống). Khi giá đóng bên dưới đường trục thì tiến hành mở giao dịch SELL.

Cùng đồ thị trên nhưng thêm đường MACD (12, 26, 9).

Ưu điểm : 100% cho lợi nhuận.

Nguyên tắc đóng giao dịch bổ sung : sử dụng công cụ Fibonacci Expansion (FE). Khi sử dụng Fibonacci Expansion trên đồ thị, bắt đầu với điểm 1, sau đó kéo FE chạm tất cả các điểm 1-2-3 (đường đỏ trong hình bên dưới). Mục tiêu thu lợi nhuận của bạn sẽ là mức Fibonacci Expansion 161.8.

Đường Stochastis được thêm vào chỉ để bạn dễ thấy các đỉnh/đáy và không phải khó nhọc trong việc xác định các điểm 1-2-3.

Biên dịch: Pinkrose

forvntraders.com

via System đơn giản #4 (1-2-3 Swings) – Viet Trader.

Dealing with Difficult Meeting or Training Participants Tips

 

Managing Difficult Behaviors in Staff Meetings

By Patti Bertschler

Some meetings, I’d rather be getting a root canal.  The chair/boss/speaker seems to have no control over some who hog the floor, refuse to speak at all, have side bars among themselves, or ramble on ad nauseam.  You’ve been there too, I’d guess.

 

Part of conflict resolution training involves learning techniques to manage these difficult behaviors.  Below are some tips I’ve learned that will help speakers and group leaders take back control of their audiences or staff meetings.

Highly argumentative.     Keep your own temper firmly in check.  Don’t allow the group to get excited either.  Try finding merit in one of his points.  Express your agreement (or get the group to); then move on to something else.  When he makes an obvious misstatement, toss it to the group.  Let them turn it down.  As a last resort, talk to him privately during a break and try to learn what’s bothering him.  See if you can win him over.

Know-it-all.                          In order to elevate their own self esteem, these folks need to put others down.  Group can say, “I can see how you feel,” or “That’s one way of looking at it,” or I see your point, and can we reconcile that with (the true situation.)?”  Know-it-alls must be handled delicately.

Won’t talk                            Your action will depend upon what is motivating him.  Arouse interest by asking his opinion.  Draw out the person next to him; then ask the quiet one to tell the person next to him what he thinks of the view expressed.  If he is seated near you, ask his opinion so he’ll fee he is talking to you, not the group.  If he is the “superior” type, ask for his viewpoint after indicating the respect held for his experience.  Don’t overdo this.  Group will resent it.  If the sensitive type, compliment him the first time he does.   Be sincere.

Side conversation               Don’t embarrass them.  Call one by name, asking her an easy question.  Or, call by name then restate the last opinion expressed and ask her opinion of it.  If during the meeting you are in the habit of moving around the room, saunter over and stand casually behind members who are talking.  This should not be made obvious to the group.

Overly Talkative               Don’t be embarrassing or sarcastic.  You may need his/her talents later on.  Slow the person down with some difficult questions.  Interrupt with, “That’s an interesting point.  Now let’s see what the group thinks of it.”  In general, let the group take care of him/her as much as possible.

Off Topic.                            He’s not rambling; just off base.  Take blame.  “Something I said must have led you off subject.  This is what we should be discussing.”  Restate your point.

Rambler                               She talks about everything except the subject using far-fetched analogies and getting lost.  When she stops for a breath, thank her.  Refocus attention by restating relevant points and move on.  Grin, tell her his point is interesting.  Point to grease board and in a friendly manner indicate we’re a bit off subject or “That sounds like a side-bar for later.”  Last resort, glance at your watch.

 

Personality clash                This can divide your group.  Emphasize points of agreement, minimize points of disagreement, and draw attention to the objective.  Cut across with direct questions on topic.  Bring a sound member into the discussion.  Frankly ask that personalities be omitted.

 

Quick, too helpful              She’s really trying to help but makes it difficult by keeping others out of the discussion.  Cut across her tactfully by questioning others.  Thank her, suggest “we put others to work.”  Use her for summarizing.

 

 

 

Griper                                   He has a pet peeve and is somewhat a professional griper.  He may have a legitimate complaint, but is always making jabs.  Point out we can’t change policy here, and that we need to operate as best we can under the system.  Indicate you’ll discuss the problem with him privately later.  Have group member answer him.  Indicate pressure of time. 

 

Always negative                  In a prior staff meeting, tell the group that you’d like to stop some of the negativity on staff and keep meetings more on point.  If anyone has a constructive criticism to make or suggestion for improvement, he/she should state the point and add the suggestion for improvement.  If someone slips and only offers a negative comment (without a good substitute for improvement), the entire group should say, “Next.”  This is the gentle reminder to the speaker either to add something constructive, or stop speaking.  Use the power of the group to make this positive change in attitude among themselves.

 

Psychologist, Alfred Adler, says that children’s behavior is not on purpose, but for a

purpose (Dreikurs, R,. Children: The Challenge, 1992).   As we age, unless someone has checked our bad

behaviors in the past, we may carry these into adulthood.  And when these bad behaviors

emerge in staff meetings or audiences, changing them now is a challenge to the speaker

or group leader.  Using some of the above techniques may some relief.  Be patient,

though, and don’t assume because it doesn’t work the first time, it will never work.  As

my mother (and probably many of yours) said, “You can please some of the people some

of the time and none of the people all of the time…”

kinh nghiệm về chơi vàng và ngoại tệ [Forexngo]

kinh nghiệm về chơi vàng và ngoại tệ [Forexngo].

Bản thân tôi chính thức bước vào nghiệp trader kể từ năm 2005, kể từ đó cuộc sống chuyển sang bước ngoặc mới và thay đổi nhanh chóng.
Sau 8 năm đi làm miệt mài, tích góp một số vốn và kinh nghiêm, bắt đầu khởi nghiệp năm 2000…công việc làm ăn phát đạt cho tới năm 2005, trong tay tôi có thể nói đã tạo dựng được đầy đủ nhà cửa, xe hơi, tiền bạc…một cuộc sống thật TUYỆT VỜI.
Nói về lĩnh vực tài chính nói chung, và giao dịch chứng khoán, tiền tệ, hàng hóa nói riêng….là những sở thích đam mê bắt đầu từ năm 1996. Và kể từ 1998, khi Việt nam bắt đầu có internet, tôi may mắn được tiếp cận internet và tìm tòi học hỏi về các thị trường chứng khoán, futures, options, forex thông qua mạng internet. FA & TA càng đọc, càng học…càng say mê. Ít nhất là 12h/24h tôi ngồi trên máy để đọc….suốt mấy năm liền.
Năm 2005, nghĩ là mình đã học, đã đọc và đã biết nhiều…..tôi đã mạnh dạng mở tài khoản đầu tiên (20k), sau 5 ngày…..cháy. Cay cú, nạp thêm tiền và nghĩ rằng do mình …TÂM LÝ YẾU…vì lệnh thắng nhiều hơn mà. Lần này kéo dài được gần 2 tuần, với tỷ lệ thắng thua 8/2…kết quả chỉ còn lại $2,700 trong tài khoản/ tổng số tiền $38,000.
Quyết tâm đóng tài khoản, mở tài khoản mới. đăng ký thêm những lớp học online, mua EA, mua chiến lược, mua sách….tất cả những gì có thể phục vụ cho mục đích vừa để trade thành công, vừa học để trở thành TRADER CHUYÊN NGHIỆP.
Công việc kinh doanh bỏ bê, công trình đang thực hiện bỏ bê, cơ sở sản xuất bỏ bê…giao lại toàn bộ cho nhân viên…..cho tới cuối năm 2006……số tiền vay để bỏ vào fx đã hơn 250K.
Trang trại nuôi trồng thất bại, khách hàng mất, công trình không đòi được nợ……………Bán xe, bán trang trại, thu hẹp xưởng sản xuất……..Dồn tiền tập trung vào công trình, vào sản xuất..nhưng quá muôn rồi…………..năm 2008, thật sự rơi vào khó khăn….căn nhà 300m2 trị giá hơn 10 tỷ vào cuối năm 2007……không đáng giá hơn 4 tỷ bạc năm 2009.

Kết cục do đâu ? Do Fx 1 phần, nhưng hệ lụy của FX mới là lớn.
Nhưng tại sao do Fx ? chính hơn là do mình, và có thể nói sau thời gian cay cú vì thua trong fx, mong muốn gỡ lại càng nhiều càng tốt, tôi đãcố gắng tìm hiểu nguyên nhân vì sao mình thua, trong khi tỷ lệ thắng nhiều hơn?……..Và sau đó tôi đã mỉm cười, không còn cay cú như lúc trước nữa……………Các biết tại sao không ? đó là tất cả do quan niệm sai lầm của mình, do tính tham lam thiếu cơ sở, do trade vô tổ chức, thiếu tính kiên nhẫn, và sau cùng và trên hết là……làm việc trong lĩnh vực đầy rủi ro mà lại thiếu kỹ năng QUẢN LÝ VỐN.
Nói đến vấn đề thế nào là nên kiên nhẫn, thế nào là nên có kỷ luật, thế nào là quản lý vốn….có lẽ đã nghe nhắc đến nhiều, trader nào cũng nghe nói và biết…..nhưng để hiểu được và áp dụng được nó là một quá trình và quá trình đó hoàn toàn liên quan tới ‘SỰ TRÃI NGHIỆM’ và từ đó mới có thể nói tới hai từ ’TÂM LÝ’ trong trading.
Và để nói rõ những vấn đề này, để các bạn có thể cùng trãi nghiệm, tôi sẽ tiếp tục phục vụ các bạn bằng những bài viết cụ thể cho từng kỹ năng mà các bạn cần phải có để thành công trong nghiệp trading(không phải làm giàu).

VẤN ĐỀ VỀ NHÀ ĐẦU TƯ & CÁI GỌI LÀ’NHÂN VIÊN TƯ VẤN’

GỌI LÀ’NHÂN VIÊN TƯ VẤN’ :

Hôm trước có dịp tình cờ tiếp xúc một anh bạn trẻ(chắc tầm 8x) cũng không biết và không hiểu anh ta tham gia trong lĩnh vực này bao lâu và thành công thất bại như thế nào, nhưng nghe anh ta luyên thuyên nói là biết rất rành về thị trường này, đã đọc và biết hết tất cả ’tuyệt kỹ’ trên thế giới (vớ vẫn), nào là thuật toán này, mô hình kia…v.v…., tôi có hỏi nhỏ anh ta vậy anh ta đã đọc cuốn Price Patterns của Martin Pring chưa ? anh ta nói là hồi nãy giờ anh ta nói về Haramonic Patterns rồi còn gì ? (thật là nực cười). Kiểu cách tuyên bố là mình biết hết trong lĩnh vực này của anh ta, nếu xem như là cùng nghề trader với nhau, thì thật sự tôi cảm thấy thương xót cho anh ta, còn nói về quan hệ xã hội, tôi cho là anh này…bị ảo tưởng nặng.
Và đa số những bạn trẻ gọi là ‘tư vấn tài chính’ mà chúng ta nói đến, có lẽ các bạn cũng có niềm đam mê, khao khác thành công, muốn thể hiện mình……..nhưng cho phép nói một câu…các bạn quá liều lĩnh, liều hơn những gì ngoài tầm kiểm soát của chính mình. Mà chính cái liều tưởng như vô hại, chính cái suy nghĩ mà các bạn cho là các bạn đã biết nhiều…vô hình dung các bạn đã đánh mất mình và gây ra bao nhiêu hoàn cảnh dỡ khóc dỡ cười, nhà tan cửa nát, sự nghiệp tiêu tan(bản thân tôi đã biết và tiếp xúc hơn 16 trường hợp rơi vào hoàn cảnh như nhờ tư vấn trade giúp, để rơi vào cảnh cháy hay gần cháy tài khoản).
Và qua đây, với kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực này, và những trãi nghiệm thất bại của chính bản thân mình, tôi cũng muốn có đôi lời với các bạn gọi là ’nhân viên tư vấn’ : Các bạn đừng bao giờ liều lĩnh ngoài tầm kiểm soát của chính mình. Các bạn có khát vọng, có niềm đam mê, vậy hãy thể hiện niềm đam mê đó bằng cách học hỏi thêm, học hỏi không ngừng để càng ngày càng thể hiện bản lĩnh và trí tuệ của cái gọi là ‘nhân viên tư vấn’. 
TRADER SẼ KHÓ MÀ THÀNH CÔNG CHỈ BẰNG NHỮNG CHỈ SỐ, CHỈ BẰNG NHỮNG MÔ HÌNH MÀ CÁC BẠN CHO LÀ MÌNH BIẾT(mặc dù giữa biết và hiểu để ứng dụng hoàn toàn một trời một vực). ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ TRADER TƯ HỎI MÌNH ĐÃ THẬT SỰ HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG CHƯA ?
Và cụ thể hơn, các bạn đừng bao giờ trade giúp cho những tài khoản có giá trị lớn hơn số tiền thu nhập của các bạn hàng tháng. Và nếu có lỡ vào lệnh gây nguy hiểm cho tài khoản khách hàng, thì cố gắng giúp đỡ họ bằng mọi giá có thể, đừng nên đem vấn đề của người từng nuôi sống cho mình và nuôi sống cho cả công ty của mình ra bêu rếu, cười đùa, đó là hành động có thể nói là …….VÔ ĐẠO ĐỨC VÀ VÔ ƠN. Mà nếu có 2 cái ‘VÔ’ này thì tốt nhất nền tránh xa lĩnh vực có liên quan tới tài chính.
Và khi vào lệnh, nhớ có target và STOPLOSS.
Nói đến vấn đề STOPLOSS và TÂM LÝ trong trading, tôi sẽ có bài phân tích rõ hơn.

NHÀ ĐẦU TƯ :
Tôi cũng có dịp đọc được một số bài quảng cáo trên mạng, là chiến lược này, chiến lược kia…đem lại thu nhập hơn 10%/tháng. Tài khoản 5k, sau 1 tháng thành 17k(chúc mừng chiến lược của bạn rất thành công và cũng đáng trách cho lời quảng cáo của bạn – nếu bạn là 1 trader thực thụ). 
Lý do ? Tôi sẽ có bài phân tích cặn kẽ lý do tại sao.
Ông bà ta có câu ‘tiên trách kỷ, hậu trách nhân’ và hoàn toàn đúng như vậy đối với các nhà đầu tư đang bị thua lỗ, cháy tài khoản khi nhờ cái gọi là ’nhân viên tư vấn’ trade giúp.
Tiền tài sự nghiệp của các vị đã dễ dàng trao vào tay những người non về tuổi đời lẫn tuổi nghề một cách quá dễ dãi.

Rõ ràng các vị là những người lớn tuổi, có sự thành công nhất định trong xã hội với kinh nghiệm sống phong phú nên mới có những khoản tiền lớn như vậy để đầu tư. Nhưng rất tiếc, sự đầu tư lần này của các vị đã tính toán sai, phạm một sai lầm nghiêm trọng, hớ hênh đáng trách.
Với kinh nghiệm sống và sự từng trãi của mình, các vị có tin là có lĩnh vực đầu tư đem lại lợi nhuận lớn hơn 20% đều đều mỗi tháng mà không tiềm ẩn rủi ro cao bằng hoặc cao hơn số tiền kỳ vọng kiếm được ? và khoản đầu tư của mình, hay có thể nói là gia sản của mình lại đầu tư quá dễ dãi.
Do đó, nếu đam mê lĩnh vực này, có lẽ các vị nên tìm hiểu sâu hơn và tự mình quyết định các hạng mục đầu tư cho chính mình.
NẾU BÂY GIỜ MỘT AI ĐÓ HỎI TÔI ‘ TRADE CÓ DỄ KHÔNG ?’, TÔI CÓ THỂ THẲNG THẮNG TRẢ LỜI ‘TRADE RẤT DỄ’
CÒN NẾU HỎI TÔI ‘TRADE LÀM GIÀU ĐƯỢC KHÔNG’, TÔI CŨNG CÓ THỂ TRẢ LỜI ‘ĐƯỢC VÀ RẤT ĐƯỢC, NHƯNG TỐT HƠN HẾT LÀ QUA CASINO……SẼ KÉO DÀI HƠN THỜI GIAN’
VÀ SAU CÙNG, TÔI ĐÚC KẾT LẠI MỘT CÂU LÀ TRADE KIẾM SỐNG THÌ ĐƯỢC VÀ TRADE CŨNG RẤT DỄ, VỚI ĐIỀU KIỆN…………………….
Không giống như các thị trường vốn và trái phiều, thị trường tiền tệ giao ngay(Forex market) mang yếu tố đầu cơ là chủ yếu, mà không được sử dụng như kênh đầu tư trung gian. Các giao dịch trong thị trường tiền tệ giao ngay được thực hiện như chức năng kinh doanh quốc tế.

Ví dụ như các doanh nghiệp Việt Nam chúng ta xuất hàng đi nước ngoài sẽ phải trả bằng USD hay các ngọai tệ khác, trong khi phải trả lương và chi phí trong nước bằng VNĐ, vì vậy đồng USD khi nhận về sẽ được quy đổi sang VNĐ. Ngân hàng sẽ thực hiện vai trò này với một tỷ giá được ấn định công với 1 khoản chên lệch là khoản lợi nhuận của ngân hàng (khoản chênh lệch này chúng ta hay gọi là SPREAD). Do đó, nếu nhân rộng lên mức quy mô toàn cầu, chúng ta dễ dàng hiểu được yếu tố đầu cơ của thị trường này với mức độ giao dịch kinh khủng trên 2,500 tỷ USD/ngày.


Nói thẳng ra, các doanh nghiệp thực sự không quan tâm nhiều đến các chi tiết phức tạp này, như cách xác định tỷ giá, tỷ lệ mark-up của ngân hàng. Nói rõ hơn Ngân hàng chính là nơi thực hiện các động thái này và là nơi điều phối các giao dịch, do đó ngân hàng rất dễ dàng tính toán, hoán đổi các lượng cung tiền của mình với các ngân hàng nước ngoài hay chi nhánh của ngân hàng ở nước ngoài đối với mỗi loại tiền ngân hàng thực hiện cho các doanh nghiệp.


Tóm lại, chức năng như một doanh nghiệp, ngân hàng mua ngoại tệ tại mực tỷ giá nhất định, sau đó cộng thêm mức lời(spread) trước khi bán lại cho khách hàng. Do đó,vì đây là một kênh kiếm lợi nhuận khác của ngân hàng, các ngân hàng sẽ có bộ phận chuyên kinh doanh tỷ giá trong tương lai của tiền tệ mà chúng ta gọi là trader của ngân hàng(giống các bạn, cũng trade tiền cho chính mình, heheh). Vì các ngân hàng có nhiều kênh thông tin hơn, có sự hiểu biết hơn, nhạy cảm hơn và có nguồn vốn vô tận hơn, và có nhiều chức năng hơn do đó khi ngân hàng đưa ra một tỷ giá của một loại tiền nào đó cho doanh nghiệp, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện trạng thái hedge lệnh cho tới khi thấy rõ vị thế nào có lời hơn. Do đó tiền trình này giúp cho ngân hàng kiếm lợi nhuận béo bỡ. 


Nhưng không may là, vấn đề thực hiện tái thanh khoản của ngân hàng cho một số lệnh nhất định trong trường hợp nào đó không thể thực hiện. Đó chính là lý do mà thị trường tiền tệ mở rộng cho các thành phần ngoài ngân hàng tham gia vào thị trường. Trước đây chỉ cho phép những quỹ lớn tham gia, nhưng sau đó do sự phát triễn nhanh chóng của thị trường, nên đã mở rộng cho mọi đối tượng, trong đó có những brokerage, ECNs(Electronic Communications Networks) phục vụ cho các trader nhỏ lẽ như Adamo, Tamtai, Cubi, NVHa, GK, HTS, Damour, forexngo.v.v…………(heheh!!!. Đùa cho vui hy vọng các bạn không phật lòng, còn nếu không đồng ý, các bạn có thể thẳng thắng yêu cầu xóa tên ra khỏi bài viết.)
Lý do mở rộng như vậy, vì các ngân hàng muốn có nhiều đơn hàng hơn trong thị trường, và để các ngân hàng dễ kiếm lợi nhuận hơn và để tăng tính thanh khoản hơn. Vì các nhà đầu tư nhỏ lẻ thiếu kinh nghiệm hơn, thiếu vốn hơn…và dễ ăn hiếp hơn.(kakakka)


Nếu với sự mở rộng như vậy thì thị trường sẽ hoạt động như thế nào và cấu trúc của thị trường ra sao? Chúng ta thử tìm hiểu thêm.


CÂU TRÚC THỊ TRƯỜNG


Chúng ta biết là thành phần dẫn dắt giao dịch của thị trường FX mà chúng ta thường nghe nói đến như một tổ chức đó là thị trường LIÊN NGÂN HÀNG(INTERBANK). Interbank Không phải là một THỊ TRƯỜNG giống như những gì chúng ta hay lầm tưởng, mà nó là một tập hợp của các thỏa hiệp giao tiếp giữa các ngân hàng trung ương lớn nhất trên thế giới thông qua EBS(Electronic Blue sheet). Có thể hiểu nôm na là hệ thống kết nối hiển thị các báo giá tỷ giá của các thành viên LIÊN NGÂN HÀNG. Do đó, không nên hiểu EBS là một market hay market maker, mà chỉ là một ứng dụng thông báo các tỷ giá của các ngân hàng.


Thành phần thứ 2 trong thị trường Fx chính là cá nhân các ngân hàng. Ngân hàng của bạn có thể báo tỷ giá cho bạn, do đó các doanh nghiệp hay cá nhân sẽ lệ thuộc vào tỷ giá của chính các ngân hàng. Nếu tỷ giá ngân hàng này cao hơn, thì doanh nghiệp có thể chuyển qua ngân hàng khác có tỷ giá thấp hơn để giao dịch.


Chi nhánh của các ngân hàng này sẽ là thành phần thứ 3 trong thị trường, và đó cũng một phần chính là các broker như FXPro, FXCM…, các broker này muốn kết hợp làm chi nhánh của ngân hàng với mục đích là nguồn thanh khoản cho các broker.


Phần lớn các Broker chỉ ký với một ngân hàng duy nhất, với thỏa thuận là ngân hàng sẽ đồng ý cung cấp thanh khoản cho broker với điều kiện chỉ khi nào ngân hàng có thể thực hiện hedge lệnh đó trên EBS(đương nhiên với khoản chênh lệch SPREAD). Vì lượng giao dịch thực hiện hàng ngày rất lớn do đó SPREAD rất rẻ và cạnh tranh.


Các brokers forex hoạt động giống như một Casino. Đa số khách hàng của broker không hiểu biết nhiều và thiếu rất nhiều kỹ năng….do đó thua trên thị trường này là điều tất yếu. Do có thể thiết lập được hệ thống SPREAD, cùng một số lợi nhuận nhất định cho platform của mình, đã đem lại cho các broker một khoản lợn nhuận khổng lồ. Và đương nhiên, các broker cũng thiết lập hệ thống khớp lệnh tự động, thực hiện theo nguyên tắc NGƯỜI NÀY THẮNG, THÌ SẼ CÓ NGƯỜI KIA THUA, và cứ thế họ ăn SPREAD. Và khi có trường hợp mất cân đối xảy ra trong các lệnh giao dịch của khách hàng, broker sẽ chuyển lệnh cho các ngân hàng để đảm bảo thanh khoản.


Và đây cũng chính là điều kiện cho các nhà đầu cơ tận dụng cơ hội ký kết với các broker. Vì chỉ có broker mới biết được vị thế khách hàng, khối lượng giao dịch….


ECN hoạt động tương tự như các ngân hàng, nhưng vẫn tồn tại trong dạng các broker. Thường một ECN sẽ ký với rất nhiều ngân hàng cho mục đích đảm bảo thanh khoản. Tuy nhiên, thay vì hệ thống tự khớp lệnh, họ sẽ tự ôm những lệnh này không thanh khoản với ngân hàng.


HỆ THỐNG GIAO DỊCH


Với thị trường hơn 2,500 tỷ USD/ ngày, thì không có lý gì tính thanh khoản không có, nhưng có một điều chúng ta phải hiểu là khi có một lệnh buy, thì bắt buộc phải có 1 lệnh sell đối ứng xảy ra, thì giao dịch mới có thể thực hiện. Khi có lệnh với lượng giao dịch quá lớn cho một mức giá nhất định, giá sẽ dịch chuyện tới những mốc giá có lượng lệnh treo vừa đủ với khối lượng lệnh đó để khớp lệnh(mà ta hay gọi là open interest). Do đó, trong giao dịch nếu chúng ta biết được thông tin open interest, có lẽ chúng ta sẽ thành công trong giao dịch. Mỗi khi chúng ta thấy giá dịch chuyển 1 pip, điều đó có nghĩa là một lệnh đã được thực hiện đối ứng với lượng open interest đối ứng chờ tại mức giá hiện tại. Ngoài ra không có bất cứ cách nào làm cho giá dịch chuyển.


Như đã nói ở trên, các ngân hàng báo tỷ giá mua bán phù hợp của mình trên EBS và phải hiểu là các ngân hàng không có trách nhiệm thực hiện giao dịch nếu họ không cảm thấy giao dịch đó đem lại lợi nhuận tốt nhất cho họ. Không có chuyện “làm giá” trong hệ thống LIÊN NGÂN HÀNG”, mà chỉ có các nhà đầu cơ và các hedgers.


Như vậy rõ ràng không có chuyện làm giá trong thị trường này. Và vấn đề co giãn của spread là không thể tránh trong các hoạt động giao dịch này.


VỀ VẤN ĐỀ ĐÂU CƠ


Có lẽ chúng ta cũng nghe nói nhiều tới câu Trading là trò chơi có kết quả tổng giao dịch bằng 0(Zero Sum Game), và hoàn toàn là đúng như vậy. Vì bản thân trong Trading không tạo ra bất cứ sản phẩm nào. Nếu có một người đặt lệnh bán thành công, thì ắt sẽ có người mua, do đó nếu giá lên hay xuống thì sẽ có một người thắng, và người còn lại sẽ lỗ. Trong thị trường Forex thể hiện rõ vấn đề này, nên về mặt lý thuyết sẽ không ảnh hưởng gì tới trader nói riêng. Nhưng có một số tình huống nhất định, sẽ ảnh hưởng đến Trader…Đó là Tin.


Chúng ta thỉnh thoảng nghe nói tới broker, hay ngân hàng ăn gian…bằng cách họ rút lệnh của mình, để làm tăng spread và nhảy lệnh. Và thật sự họ thường làm như vậy trong những lý do rất đặc biệt, mặc dù họ không nhằm vào bật cứ lệnh của trader cụ thề nào. Đó là khi có tin cực kỳ quan trọng.


Trước khi ra tin, một số trader đã vào lệnh chờ mong là thị trường sẽ biến động theo đúng xu hướng của mình để kiếm lời. Khi tin đã ra và mọi người đều biết, Các ngân hàng trong hệ thống INTERBANK sẽ tháo những lệnh đầu cơ của họ ra vì họ sợ và không muốn bị lỗ không đáng có.


Các trader thiên về PTKT cũng vậy, cũng tháo bỏ các lệnh hiện hữu(vì đa số các trader PTKT rất kinh nghiệm với việc tránh vào những lệnh trước hay sau tin trong khoản thời gian nhất định của tin quan trọng.)


Các hedge fund và các trader theo PTCB đã vào trạng thái lệnh hay đang chờ đợi sau khi tin ra sẽ khớp lệnh của họ.


Nếu vậy chuyện gì sẽ xảy ra? Lấy đâu ra thanh khoản cho những lệnh này với spread quá nhỏ?


Nên nhớ là ngân hàng chỉ cấp thanh khoản cho ECN hay broker nếu họ có thể thực hiện hedge được những lệnh này trên Interbank.(đương nhiên phải có khoản spread cho họ). Nếu như spread của Interbank tăng do thanh khoản thấp, ngân hàng sẽ phải tăng spread của mình đối với broker hay ECN là lẽ đương nhiên.


Và như vậy ECN đơn thuần không nhận spread từ ngân hàng, vì spread cao hơn mức cam kết đối với khách hàng. Các broker nào có mức spread fixed đảm bảo trong vòng vài pips sẽ phải gánh chịu rủi ro vì họ không thể hedge những lệnh này(đó là lý do tại sao đôi lúc chúng ta vào lệnh sẽ thấy không được, platform yêu cầu requote nhiều lần, hay ngắt kết nối một thời gian).


Trong khi những broker có spread linh động sẽ tự động đẩy spread lên cho phù hợp với spread từ ngân hàng còn không thì họ cũng thực hiện giống như các broker có spread fixed(ngắt kết nốt, requote..).


Vậy thì chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng ta biết sẽ có rất nhiều các lệnh chờ bị bỏ qua, biết bao nhiêu lệnh đi ngược hướng cần thoát khỏi thị trường mà không thể, và biết bao nhiêu lệnh….không thể khớp, không thể thoát, không thể chốt lời…..


Vậy có ai đủ can đảm vào thị trường lúc này để cover cho các lệnh đó không???? Chắc là không rồi! Trong vòng 5-10 giây sau khi tin ra, giá hoàn toàn đi một chiều. Và với cột giá cao ngất như vậy chính là tổng 2 mức giá. Một mức giá trước tin và một mức giá sau tin. Khoảng cách vài chục pips đó là cái mà chúng ta hay gọi là GAP. 


KẾT LUẬN:


Như vậy rõ ràng mỗi lực lượng dẫn dắt thị trường tồn tại những thuận lợi & bất lợi trong đó. Do đó, tùy thuộc vào khả năng & hạn chế trong giao dịch của các bạn để tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường này. Không may là đa số chúng ta đều thua lỗ.


Đối với những trader đánh theo tin hay đoán tin đánh, thì có thể nói là hên xui………và theo thống kê(nghiên cứu truyền miệng hơn là có con số cụ thể) có lẽ lệnh đặt tại thời điểm trước khi tin ra có volume rất lớn………nhưng không may là…..đa số lệnh đặt sai hướng thị trường.


Vậy đến đây rõ ràng là không có sự gian lận gì ở đây của các broker, mà chẳng qua chỉ là những hạn chế.


Vậy vấn đề của trader chúng ta làm gì để hưởng lợi từ thị trường này?


Có lẽ các bạn đã có những hệ thống tốt cho riêng mình, nhưng vẫn chưa khuất phục được Fx, vậy vấn đề năm ở đâu?

Khi đã hiểu được cơ cấu thị trường, cách thức khớp lệnh, vị trí trader ở đâu trong thị trường và những gì tác động trực tiếp đến từng quyết định buy/sell của trader, thì rõ ràng mọi lệnh giao dịch của mình là do mình quyết định, sai hay đúng đều là do mình cả. Vậy làm sao biết được mình đúng hay sai? Tất nhiên là khi âm lệnh….là biết lệnh mình đã đặt sai hướng thị trường. 

Nhưng nghịch lý và buồn cười ở chổ………KHÔNG CHÂP NHẬN CÁI SAI để thoát khỏi thị trường, mà đa số là NUÔI LỆNH….với suy nghĩ(hay đúng hơn là ao ước) giá sẽ quay đầu lại???

Có một số bạn nói nói rằng mình biết nhiều, mình biết tất cả, mình có rất nhiều hệ thống giao dịch rất tốt…..không cần stoploss??? Ok, chúc mừng bạn.

Có một số trader nói tôi không cần đặt stoploss liền vì sợ…hit stoploss…khi giá qua điểm A hay B tôi sẽ thoát lệnh…LIỆU BAO NHIÊU TRADER SẼ THỰC HIỆN ĐƯỢC CAM KẾT ĐÓ?

Thật ra khi trader có những suy nghĩ đó, có nghĩa là tự đào lỗ chôn chính mình.

Với thị trường vài ngàn tỷ USD, thành phần tham gia là những CÂY CỔ THỤ trên thế giới, liệu bạn sẽ sống như thế nào khi không có kế hoạch, không có kỷ luật, thiếu tính kiên nhẫn để tham gia và tồn tại? Giữa cái bạn biết và cái thực tế diễn ra ….liệu bạn thực sự biết? không nên ngông cuồng như vậy.

Vậy kiên nhẫn & kỷ luật là như thế nào? 

Ok, tôi có thể khẳng định động thái của giá hoàn toàn thể hiện trên chart mà chúng ta hay sử dụng để phân tích. Nhưng liệu tín hiệu giá thể hiện xu hướng xắp tới có phải khi nào cũng xảy ra? Hoàn toàn là không.

Chúng ta phải hiểu được động thái giá, và kiên nhẫn chờ đợi tín hiệu mới vào lệnh…đó sẽ gọi là KIÊN NHẪN trong trading. Hay khi bạn có hệ thống hay chiến lựơc giao dịch nào, hãy cố gắng chờ đợi và chỉ thực hiện khi hệ thống cho tín hiệu rõ ràng. KỶ LUẬT là khi …tôi chỉ vào lệnh, thoát lệnh khi giá tới điểm A hay B mà tôi đã phân tích & tính toán trước. vậy vấn đề ở đây là phải phân tích & có kế hoạch trước khi vào lệnh.

Thật ra, khi nói thì thấy dễ, nhưng thực chất để làm được là điều không đơn giản. Nhiều Trader khi không vào lệnh, đứng ngồi không yên, nhiều trader không có phương pháp trade rõ ràng, cứ canh thấy giá lên hay xuống…là lập tức nhảy theo….nhưng không ngờ rằng tại thời điểm nhảy vào chính là thời điểm giá quay đầu.

Một số trader đánh theo khung thời gian ngắn, và cho là lướt song….cứ canh giá tới cản của khung thời gian đó là tự tin vào lệnh buy/sell, đến khi giá vượt cản..thì không nhảy khỏi thị trường mà ngồi đó nuôi hy vọng giá quay đầu.
Nếu thị trường này dễ như vậy, chắc trader nào cũng giàu

Vấn đề Stoploss:

Một số trader cho là đánh không cần stoploss
Một số lại không dám đặt stoploss vì sợ bị hit
Một số nhủ thầm trong lòng là sẽ sẵn sang cắt lỗ khi giá ngược hướng qua điểm A hay B nào đó
Và một số lại nói rằng…không biết nên đặt stoploss tai đâu.

Rất rất nhiều lý do để không sử dụng Stoploss, thà nuôi lệnh lỗ cở nào cũng được.

Ok, để làm rõ vấn đề tại sao phải cài Stoploss

Khi trader vào lệnh không có stoploss, có các trường hợp như sau:

– Không biết phải stoploss ở mức giá nào
– Quá xem thường thị trường này
– mất tiền.àQuá tham lam, vì sợ hit stoploss–

Một số trader cũng có sử dụng stoploss, nhưng khi giá đi ngược hướng gần hit stoploss, thì lại tháo stoploss ra hay di dời stoploss tiếp…và cứ như vậy stoploss không bao giờ bị hit và tài khoản thì ngày càng thu hẹp.

HỆ QUẢ TẤT YẾU CỦA VIỆC KHÔNG STOPLOSS LÀ CHÁY TÀI KHOẢN HAY BỊ KẸT LỆNH DÀI DÀI. ĐA SỐ TRADER RƠI VÀO TRƯỜNG HỢP NÀY.

Lợi điểm của việc phải có Stoploss cho mỗi lệnh

– Nếu hit stoploss, biết là mình đã sai hướng thị trường và để bảo vệ tài khoản ngay từ giai đoạn đầu.
– Hít Stoploss….để tài khoản mình không bị cháy…hay bị kẹp theo từ trader hay sử dụng. Mỗi khi bị Kẹp lệnh, tài khoản ngày càng teo, mất thời gian và tinh thần…từ đó dẫn tới vào thêm những lệnh không hợp lý..gây ảnh hưởng nguy hiểm tới tài khoản.
– Stoploss cũng là hình thức có tính kỷ luật trong trading.

VIệC CÓ STOPLOSS CHO THấY RÕ RÀNG MÌNH ĐÃ PHÂN TÍCH KỸ CÀNG HƯỚNG ĐI CỦA GIÁ…ĐIỀU ĐÓ CÓ NGHĨA LÀ MÌNH BIẾT MÌNH ĐANG LÀM GÌ VÀ ĐOÁN TRƯỚC ĐƯỢC GIÁ SẼ ĐI ĐÂU—–> CÓ PP TRADE TỐT.

Tất cả đều có liên quan tới vấn đề TÂM LÝ trong trading.

CÁC TRADER HÃY TRUNG THỰC VỚI CHÍNH MÌNH, xem lý do mình không cài stoploss, SUY NGHĨ LẠI CÁCH TRADE CHO MÌNH HAY CHO KHÁCH HÀNG. THAY ĐỔI THÓI QUEN VÀO LỆNH NẾU ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG THUA LỖ, KẸT LỆNH.

_ Hãy xác định PP trade cụ thể của mình. Chỉ vào lệnh khi phân tích rõ ràng và có tín hiệu tốt nhất.
_Xác định mức rủi ro tối đa cho mỗi lệnh, từ đó quyết định khối lượng giao dịch
_ Thay đổi hành vi và thói quen của mình khi vào lệnh

VẬY vấn đề là Stoploss như thế nào cho hợp lý?

Qua kinh nghiệm của mình, tôi có thể khẳng định với bạn một điều…bạn sẽ không và chẳng bao giờ thành công thật sự trong thị trường Fx này…nếu bạn không có kế hoạch QUẢN LÝ VỐN thật tốt. Có thể hôm nay, bạn thắng vẽ vang, thắng một cách thuyết phục, nhưng ĐẢM BẢO rằng sau đó không lâu…bạn sẽ hoàn toàn trắng tay.

Và thật sự, khi bạn bắt đầu bước vào nghiệp trade này, tôi RẤT MONG bạn thua ngay từ lần đầu nhiều hơn mong là bạn thắng. Bởi vì sao?
Nói về tâm lý chung trong trading, khi bạn thắng…..bạn sẽ tỏ ra rất là tự đắc và bạn cho là bạn rất thành công rồi, bạn xem thường tất cả những quy luật và khắc nghiệt khác của cuộc chơi. Từ đó hình thành TÂM LÝ SAI LẦM…..rất nguy hại cho sau này.

Bằng kinh nghiệm của mình cho thấy, tôi đã THẮNG nhiều hơn thua….và kết quả….RA ĐƯỜNG Ở.

QUẢN LÝ VỐN (so sánh hơi khập khiễn chút) giống như cái thắng xe, khi xe đang chạy bình thường thì không sao, nhưng một khi đã có đà(giống như khi chúng ta đã quen với cảm giác thắng vẽ vang), mà xe không có thắng, các bạn nghĩ sẽ như thế nào khi gặp chướng ngại vật, khi qua ngã tư, khi tới chỗ đông người…?

Tôi rất may mắn là đã trả giá cho những kinh nghiệm này, do đó chân thành mà nói các bạn một khi đã lỡ vướng vào nghiệp trading rồi, thì cố gắng và làm ơn đừng quên vấn đề QUẢN LÝ VỐN. QLV chính là yếu tố giúp bạn tồn tại và thành công trong thị trường này.

TÂM LÝ TRONG TRADING

Có một bạn trẻ hỏi tôi, anh ta có hệ thống giao dịch rất tốt, đánh demo và cho kết quả thắng trên 60%, thậm chí là hơn nhiều, với tỷ lệ Risk:Reward là 1:2; 1:3. Nhưng hiện tại anh ta đang hoang mang và lo lắng, mỗi khi anh ta vào lệnh thật thì lại run. Hiện giờ có những thắc mắc vấn đề của anh ta là nằm ở đâu và liệu……… trading có thể làm giàu không? Và chẳng lẻ không kiếm được 20% lợi nhuận /tháng?

Trước tiên tôi có thể chúc mừng anh bạn đã có hệ thống trade thật sự hiệu quả với tỷ lệ R:R tương đối hấp dẫn. vậy thì anh ta còn lo sợ điều gì nữa?

Thành thật mà nói, về TÂM LÝ nói chung và TÂM LÝ TRONG TRADING nói riêng luôn tồn tại một chân lý là NỖI SỢ HÃI bao giờ cũng lớn hơn THAM VỌNG trong mỗi trader.

SỢ HÃI bao gồm sợ thua lỗ, sợ mất đi số tiền đang có lời khi nghĩ giá bắt đầu đi ngược hướng, từ đó bạn lo chốt lời non và rút khỏi thị trường rất sớm trước khi giá dịch chuyển tới điểm target mà bạn đã hoạch định trước theo tín hiệu của hệ thống trading cho bạn. và như vậy bạn đã thật sự trade theo hệ thống của bạn không? Và tỷ lệ R: R là 1: 3 như bạn tuyên bố có thật sự mang lại lợi nhuận gấp 3 số tiền chấp nhận thua lỗ của bạn cho kèo giao dịch đó? NHƯ VẬY, tỷ lệ R:R…. chỉ cho kết quả khi và chỉ khi lệnh của bạn đã thanh lý xong.

THAM VỌNG hay THAM LAM bào gồm việc mình chỉ muốn có lời, không chấp nhận lỗ, (TÔI NHẤT QUYẾT KHÔNG CHO THỊ TRƯỜNG NÀY MỘT ĐỒNG NÀO CỦA TÔI)do đó khi giá đi ngược hướng với lệnh, bạn bắt đầu tháo lệnh dừng lỗ….vì sợ hit stoploss và hy vọng giá sẽ quay đầu? và như vậy bạn đã bỏ hệ thống giao dịch tốt của mình qua một bên, không còn tuân thủ theo nguyên tắc trade và tín hiệu của hệ thống. và cứ thế tài khoản ngày càng teo lại theo mỗi chặng đường giá đi qua. Vậy tỷ lệ R:R như bạn nói có mang lại kết quả như mong đợi?

Như vậy, rõ ràng khi biết được cơ cấu hoạt động của thị trường….đó là một thị trường tương đối sòng phẳng, chúng ta đang chơi chung sân với CÁC ĐẠI GIA trên thế giới lắm tiền nhiều của, quy mô hơn, nhạy hơn và có tổ chức hơn, liệu chúng ta có thể kiếm chút cơm cháo gì từ cuộc chơi này một khi TÂM LÝ BẤT ỔN & TÍNH VÔ KỸ LUẬT của trader đã trở thành một bản năng….nhưng không chịu thay đổi nó.

QUẢN LÝ VỐN

Trong thị trường này, công cụ thu hút trader nhất và hấp dẫn trader nhất có lẽ là LEVERAGE, đó là đòn bẩy tài chính giúp chúng ta kiếm tiền nhiều hơn số tiền chúng ta bỏ ra, đồng thời cũng khiến tài khoản của chúng ta mau cháy. Vậy hãy xác định lợi điểm và bất lợi của leverage như thế nào để trader không lạm dụng nó quá nhiều.

Lợi điểm của leverage:
– Cho phép trader kiếm tiền nhiều hơn(so với không có leverage)
– Cho phép trader sử dụng số tiền nhỏ để kiếm lợi nhuận lớn hơn
– Đồng thời cảnh báo & bắt buộc trader phải trade cẩn thận & nghiêm túc hơn trong thị trường này
– Nếu có kế hoạch phù hợp cho vấn đề lãi gộp đồng thời kiểm soát rủi ro tốt, cộng với tâm lý kiên định, nguyên tắc thì chắc chắn sẽ thành công.

Bất lợi của leverage:
– Khiến trader thua nhiều hơn số tiền đầu tư
– Khiến trader đầu tư chỉ với số tiền nhỏ, mà thua cả gia tài sự nghiệp.
– Khiến trader lạm dụng nó một cách thiếu tính toán, thiếu suy nghĩ

Vấn đề câu hỏi của bạn về hệ thống tốt, về tỷ lệ R:R tôi đã làm rõ….chung quy lớn nhất ở đây vẫn là vấn đề TÂM LÝ.
Vậy còn câu hỏi cho lợi nhuận 20%/tháng….tôi vẫn chưa nói ở đây, vì tôi muốn bạn hãy đọc và suy nghĩ để trả lời cho chính mình…bạn nằm trong hoàn cảnh nào, trạng thái nào?

Bạn trẻ mà tôi đang đề cập, tôi biết đang là sinh viên ngân hàng, bởi vậy tôi muốn bạn tính thử cho câu hỏi 20% lợi nhuận hàng tháng…cho trong vòng 5 năm tới với số tiền 10K trong tài khoản của bạn. Và hãy nghĩ về con số đó ntn?

Công thức: FVA = R x (1+i)n – 1/i

Khi hiểu được tâm lý của chính mình, giải quyết được một phần về vấn đề tâm lý, tôi sẽ đi cụ thể vào vấn đề QUẢN LÝ VỐN sao cho hiệu quả. Nên STOPLOSS như thế nào là hợp lý.

THẬT SỰ TÔI THẤY RẰNG, MỘT KHI TRADER BIẾT SỬ DỤNG STOPLOSS VÀ KHI CẢM NHẬN ĐƯỢC STOPLOSS….THÌ TÂM LÝ KHI TRADE KHÁC HƠN & HIỆU QUẢ HƠN RẤT NHIỀU.